Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Động kinh là một loại bệnh khá phổ biến, nói về sự rối loạn chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, thì người bệnh có thể loại bỏ các cơn động kinh, có thể trở lại với cuộc sống bình thường. Vậy phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không?
Hiện nay, có khá nhiều người thắc mắc vấn đề phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không? Khi mang thai mà bị động kinh có nguy hiểm cho thai nhi không? Hay là việc dùng thuốc điều trị bệnh có ảnh hưởng đến bé không? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp vấn đề thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh động kinh còn có tên gọi khác là giật kinh phong. Loại bệnh này xảy ra do sự rối loạn chức năng hoạt động dẫn truyền của các tế bào thần kinh tại hai bán cầu đại não. Điều này đã gây ra các kích thích xuất hiện đồng thời và hàng loạt ở nhiều vùng tế bào thần kinh tại vỏ não, đưa tới các cung động điện một cách đột ngột và làm mất kiểm soát.
Triệu chứng điển hình của bệnh động kinh đó là những cơn co giật. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ vùng vỏ não bị kích thích như thế nào, mà còn có các triệu chứng khác nhau của bệnh động kinh.
Hiện nay, cơ chế cụ thể dẫn đến bệnh động kinh chưa được xác định rõ, nhưng loại bệnh này xảy ra có thể là do những nguyên nhân như sau:
Đây là một trong những nguyên nhân chính thường thấy ở biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh. Người bị chấn thương sọ não thường xuất hiện cơn co giật đầu tiên.
Ngoài ra các bệnh lý về nhiễm trùng ở não như viêm màng não, bệnh áp xe nhu mô não là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh động kinh.
Một số bệnh lý có thể gây ra tổn thương não như: Trường hợp mắc bệnh u não gây ra sự chèn ép nhu mô lành, trường hợp nhồi máu não hoặc xuất huyết não khiến các tế bào não bị chết. Trường hợp này có nguy cơ cao xuất hiện bệnh động kinh hơn so với người bình thường.
Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh động kinh thì càng làm tăng nguy cơ bị bệnh động kinh. Theo nghiên cứu, một số thể bệnh động kinh ngày nay được xác nhận là có mối liên quan đối với một số gen nhất định. Các loại gen này có tác dụng làm gia tăng sự kích thích của người bệnh động kinh, dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. Điều này khiến cho bệnh động kinh xuất hiện với tần suất cao hơn.
Đặc biệt là trẻ em hơn 5 tuổi, khi xuất hiện tình trạng sốt cao mà không được xử lý tốt, thì có thể xảy ra hiện tượng co giật. Trẻ mà gặp hiện tượng sốt cao kèm theo co giật nhiều lần có nguy cơ khá cao phát triển thành bệnh động kinh sau này.
Với câu hỏi phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không, nghiên cứu đã khẳng định rằng, đa số phụ nữ bị động kinh có thể mang thai và sinh ra được những đứa trẻ bình thường, khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác.
Tuy nhiên, để làm được điều này, cần có sự theo dõi, kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh động kinh và thai nhi có sự tác động lẫn nhau, vì vậy sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi sẽ phụ thuộc vào quá trình điều trị bệnh động kinh của người mẹ.
Trong quá trình mang thai, việc chỉ định dùng thuốc sẽ được điều chỉnh và có liên quan đến thời gian, liều lượng thuốc. Khi mang thai, bà bầu không được sử dụng thuốc uống, vì vậy điều trị bệnh động kinh bằng thuốc cần phải được lựa chọn kỹ càng, nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn đối với thai nhi. Nhưng điều này lại là một nhân tố dễ dẫn tới quá trình kiểm soát không chặt chẽ đối với phụ nữ mang thai bị động kinh so với các trường hợp bệnh nhân khác.
Vậy phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không? Phụ nữ bệnh động kinh có thể mang thai được, nhưng những trường hợp này phải đối mặt với nhiều nguy cơ cao hơn so với người bình thường như sinh non, sảy thai, thai ngưng phát triển ở tử cung. Bởi vì những cơn động kinh của người mẹ có thể gây những chấn động lên vùng bụng, khiến thai nhi gặp nguy hiểm.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ được sinh ra bởi những người mẹ bị động kinh thường có nguy cơ gặp phải tình trạng chậm phát triển trí não, tinh thần và khả năng mắc bệnh động kinh cao hơn so với các đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bình thường. Do đó, việc điều trị tốt bệnh cũng như tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh, sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau.
Với thắc mắc phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không? Câu trả lời có thể mang thai, nhưng để thai nhi ra đời một cách khoẻ mạnh và an toàn, hơn nữa còn đảm bảo được hiệu quả việc điều trị bệnh động kinh của mẹ, thì cần lưu ý một số điều như sau:
Như vậy, thông qua bài viết trên có thể giúp người đọc trả lời được câu hỏi phụ nữ bị động kinh có nên mang thai không? Phụ nữ bị động kinh có thể mang thai bình thường, nhưng với điều kiện bệnh đã được kiểm soát ổn định. Trong quá trình điều trị bệnh động kinh khi mang thai, sản phụ nên tuân thủ và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.