Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh động kinh ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Căn bệnh động kinh ở trẻ em hiện đang diễn ra phổ biến và đặt ra nhiều câu hỏi liệu có phương pháp nào tối ưu để điều trị không?

Bệnh động kinh, hay còn được gọi là giật kinh phong trong tiếng dân gian, đang gây tổn thương cho khoảng 1 triệu người Việt Nam. Đây là một căn bệnh có thể được điều trị hiệu quả, tuy nhiên, điều quan trọng là phải chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, đồng thời tăng cường nhận thức của cộng đồng về bệnh này.

Tổng quan về bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em được biết đến là một bệnh lý mãn tính, xảy ra do sự bất thường trong não bộ, gây kích thích đồng thời một nhóm tế bào thần kinh trong vỏ não, dẫn đến phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau, không chỉ là co giật mà còn bao gồm cơn mất ý thức đột ngột và co cứng chân tay.

Theo lời chia sẻ đến từ PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu, động kinh hiện là một căn bệnh phổ biến với nguyên nhân đa dạng, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Một số loại động kinh có liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, gen chỉ là yếu tố làm người bệnh nhạy cảm hơn với tác động từ môi trường, không phải là yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh.
  • Chấn thương sọ não: Tai nạn nghiêm trọng gây tổn thương vùng não có thể là nguyên nhân gây bệnh động kinh.
  • Bệnh gây tổn thương não: Một số trường hợp có tổn thương não, chẳng hạn như khối u não hoặc từng trải qua đột quỵ, có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao. Tổn thương não gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và tăng nguy cơ bị động kinh.
  • Các bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.
  • Chấn thương trước khi sinh: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non nớt và nhạy cảm với tổn thương não. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng hoặc trẻ sơ sinh bị tổn thương não, nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất cao.
  • Thuốc chống trầm cảm và chất kích thích: Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, cũng như sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy, có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh.
Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị  1
Bệnh động kinh ở trẻ em được biết đến là một bệnh lý mãn tính

Bệnh động kinh ở trẻ em thường có dấu hiệu gì?

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh động kinh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở trẻ em chiếm khoảng 50% và có xu hướng gia tăng nhiều trong tương lai:

Bệnh di truyền

Đối với căn bệnh động kinh ở trẻ em phần lớn là do người thân trong gia đình mắc bệnh trước đó. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp bệnh động kinh đều có yếu tố di truyền, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng nếu có tiền sử gia đình.

Mắc các vấn đề liên quan đến não bộ

Những người bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não (như viêm não, viêm tủy sống) có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh động kinh tăng sau các vấn đề liên quan đến não bộ, không phải tất cả các trường hợp chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não đều dẫn đến bệnh động kinh. Một số người có thể phục hồi hoàn toàn mà không mắc bệnh động kinh, trong khi người khác có thể phát triển các dạng động kinh khác nhau.

Tất nhiên, bệnh động kinh ở trẻ em cũng có thể phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân chính xác.

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị  2
Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em có điều trị được không?

Dựa vào từng diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại bệnh khác nhau như điều trị nội khoa, phẫu thuật... 

Điều trị nội khoa

Đa số bệnh nhân động kinh ở trẻ em sẽ được sử dụng thuốc kháng động kinh để hạn chế cơn co giật. Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi thể trạng và mức độ của bệnh nhân có xảy ra trường hợp tác dụng phụ không. Điều đặc biệt trong suốt quá trình chữa bệnh động kinh cho trẻ em chính là phải kiên nhẫn trong quá trình điều trị. Vì thuốc sử dụng chủ yếu đối với căn bệnh này chính là thuốc kháng sinh bạn nên điều trị liên tục theo lời khuyên của bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân không phản ứng tốt với thuốc hoặc vẫn có cơn co giật dù đã được điều trị thuốc, phẫu thuật có thể được áp dụng. Trước khi quyết định phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá xem bệnh nhân có đủ điều kiện và xác định vị trí tổn thương. Quá trình phẫu thuật sẽ được tiến hành sau khi các bước trên đã được hoàn tất.

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị   3
Dựa vào từng diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Những lưu ý khi trẻ em mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, thế nhưng nhận thức của cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự sợ hãi không đáng có và quan điểm sai lầm về căn bệnh này. Dưới đây là những quan điểm sai lầm cần được loại bỏ ngay lập tức:

Khi mắc bệnh động kinh không thể mang thai được

Đây là quan điểm hết sức sai lệch của các bậc phụ huynh dành cho căn bệnh này. Trên thực tế, nếu đã được điều trị kịp thời dứt điểm bệnh nhân vẫn có thể mang thai bình thường khi trưởng thành. Tuy nhiên, để an toàn cho cơ thể tốt nhất bạn nên điều trị kịp thời và phải điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh.

Bệnh động kinh luôn trong trạng thái co giật

Việc người mắc bệnh động kinh ở trẻ em bị co giật là điều đương nhiên. Nhưng tùy thuộc vào mức độ nhiễm mà của người bệnh sẽ có riêng những triệu chứng khác nhau. Vì ngoài các cơn co giật, sùi bọt mép… người mắc bệnh động kinh còn có khả năng gặp phải những dấu hiệu khác.

Bệnh động kinh không thể nào chữa khỏi

Theo kiến thức y học thì thông tin này hoàn toàn sai, vì bệnh động kinh ở trẻ em có thể điều trị và người bệnh hoàn toàn có thể trở lại đời sống bình thường sau khi điều trị khỏi. Bên cạnh những phương pháp điều trị phổ biến mức độ hồi phục còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân để đưa ra kết luận.

Người bệnh tâm thần có tiền sử mắc bệnh động kinh

Phần lớn người mắc bệnh động kinh phải đối mặt với nhiều ánh mắt kỳ thị vì mọi người thường đánh đồng bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh tâm thần. Tuy nhiên đây không phải là bệnh tâm thần như bao người vẫn nghĩ, bởi ngoại trừ những cơn co giật thì người mắc bệnh động kinh luôn trong trạng thái tỉnh táo.

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị  4
Những điều cần lưu ý về bệnh động kinh ở trẻ em

Như vậy thông qua những gì chúng tôi chia sẻ đến bạn về bệnh động kinh ở trẻ em, hy vọng bạn đã có góc nhìn khái quát hơn đối với căn bệnh này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.