Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phụ nữ sau sinh ăn bún được không? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn bún?

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ

Sau khi sinh em bé, sản phụ cần lưu ý chú trọng chế độ ăn uống để cơ thể sớm hồi phục nhanh và có nguồn sữa tốt cho con bú. Mẹ sau sinh ăn bún được không? Khi nào thì nên ăn bún? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ biết cách ăn bún hợp lý qua những thông tin trong bài viết này.

Tại Việt Nam, bún có thể nói là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến và làm nên tên tuổi trên diễn đàn quốc tế. Bạn bè trên thế giới biết đến bún qua các món như bún bò Huế, bún chả Hà Nội,... Bún cũng là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, sản phụ sau sinh ăn bún được không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ biết có nên ăn bún không và ăn như thế nào cho đúng cách.

Giải đáp: Sản phụ sau sinh ăn bún được không?

Bún là thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam, được làm từ bột gạo. Trong 100g bún có chứa:

  • 110 calo năng lượng.
  • 25.7g tinh bột.
  • 1.7g chất đạm.
  • 12mg canxi.
  • 200mcg sắt.
  • 500mg chất xơ.
  • 32mg phốt pho.

Điều khiến các mẹ sau khi sinh em bé băn khoăn là liệu sau sinh ăn bún được không. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ sau khi sinh có thể ăn bún nhưng vẫn cần hạn chế. Nguyên nhân là do sợi bún được tạo ra từ quá trình lên men gạo. Hệ tiêu hóa của mẹ bỉm còn khá yếu khi trải qua cuộc sinh nở, không tiêu thụ được các món ăn có vị chua. Nếu mẹ ăn bún quá nhiều, ăn mỗi ngày thì sẽ gây khó tiêu, dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phụ nữ sau sinh ăn bún được không? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn bún? 1Bún được làm từ bột gạo lên men

Trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất bún đã sử dụng hàn the và các chất độc hại khác tẩm vào bún cũ vì muốn tạo lợi nhuận cao. Các hóa chất này khi xâm nhập vào cơ thể mẹ sau sinh sẽ khiến sức khỏe giảm sút, nguy cơ cao bị ung thư phổi, vòm họng.

Hơn thế nữa, việc ăn nhiều bún sau khi sinh con sẽ khiến mẹ dễ mắc phải những căn bệnh hậu sản. Chúng bao gồm xuất huyết muộn, băng huyết, bế sản dịch, nhiễm khuẩn hậu sản,… rất có hại cho cơ thể.

Thời điểm tốt nhất mẹ sau sinh được ăn bún

Như vậy, nếu không quá thèm thực phẩm này thì các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo mẹ mới sinh và đang cho con bú tốt nhất nên kiêng ăn bún trong thời gian ít nhất một tháng. Thời điểm thích hợp nhất mà mẹ có thể ăn bún trở lại sau khi sinh là 2 tháng.

Mặc dù vậy, sản phụ cũng không được ăn thoả thích hay ăn vô tội vạ. Chị em chỉ được ăn một ít bún với liều lượng vừa phải, không được lạm dụng. Khi ăn, bạn hãy chọn cơ sở bán bún uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có điều kiện, mẹ hãy tự làm bún tại nhà là tốt nhất.

Phụ nữ sau sinh ăn bún được không? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn bún? 2Sau sinh ăn bún được không là thắc mắc của nhiều sản phụ

Thay vì ăn bún, mẹ hãy tham khảo các món ăn khác có tác dụng lợi sữa, chẳng hạn như hải sản, móng giò hầm, trái cây, rau củ, đồ nếp. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

Sản phụ sau sinh ăn bún nên lưu ý gì?

Biết được sau sinh ăn bún được không thôi chưa đủ, mẹ hãy lưu ý những điều sau trong quá trình ăn bún:

  • Chỉ ăn bún tự làm hoặc bún được sản xuất ở nơi uy tín để đảm bảo không chứa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ.
  • Không nên ăn quá nhiều, mỗi lần chỉ nên ăn 1 bát nhỏ. Nguyên nhân vì đây là thực phẩm lên men nên không tốt cho hệ tiêu hóa của người sau khi sinh.
  • Ăn bún sau khi sinh tối thiểu 2 tháng để hệ tiêu hóa ổn định, tránh bị đau dạ dày.

Đối tượng tuyệt đối không nên ăn bún sau sinh

Chắc hẳn với những thông tin trên, mẹ đã biết sau sinh ăn bún được không và bao lâu thì ăn được. Tuy nhiên, mỗi người đều có cơ địa và sức khỏe, độ hồi phục khác nhau. Do đó, không phải bà đẻ nào cũng có thể áp dụng cùng một thời gian kiêng cữ.

Phụ nữ sau sinh ăn bún được không? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn bún?Không phải ai cũng có thể ăn bún sau khi sinh

Nếu nằm trong danh sách những trường hợp dưới đây, mẹ tuyệt đối không được ăn bún dù chỉ một chút để tránh bị ngộ độc:

  • Mẹ sau sinh mắc các bệnh đường tiêu hóa: Chị em nhất định phải tránh xa món ăn từ bún nếu bị bệnh về đại tràng, dạ dày. Nếu cố tình ăn, các biểu hiện của bệnh sẽ thêm trầm trọng, điểm hình là khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua…
  • Mẹ sau sinh bị sốt: Bún là thực phẩm khó tiêu, dễ gây chướng bụng. Dù bún sẽ giúp mẹ có cảm giác no nhanh nhưng lại gây đói nhanh. Vì thế, khi sức khỏe của mẹ sau sinh chưa ổn định hoặc đang bị cảm sốt thì tốt nhất không nên đụng vào bún. Thay vào đó, bạn chỉ nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Mách mẹ cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất

Một nhược điểm của bún không chứa hóa chất, chất phụ gia trong quá trình chế biến chính là không bảo quản được lâu. Bạn chỉ có thể ăn trong ngày vì bún để qua ngày hôm sau sẽ bị chua, ôi thiu. Các loại bún có thể để 2, 3 ngày mà chưa có dấu hiệu hư hỏng, khi nhai trong miệng không thấy mùi vị gì chính là loại dùng nhiều hóa chất.

Phụ nữ sau sinh ăn bún được không? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn bún?Mẹ nên chọn mua bún có thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Mẹ có thể kiểm tra xem bún có để hàn the hay không bằng cách dùng que thử hoặc bột nghệ. Khi để các vật thử này trong bún, nếu bún chuyển sang màu xám nghĩa là có chứa hàn the. Các sợi bún không dùng hàn the có thể được quan sát bằng mắt thường là hơi nát, dễ gãy, hơi dính tay khi chạm vào. Trong khi đó, bún chứa hàn the sẽ dai giòn, khó đứt gãy, không gây dính tay.

Màu sắc của các loại bún không hóa chất sẽ hơi tối hoặc trắng đục do được làm từ bột gạo nguyên chất, không pha tạp. Ngược lại, sợi bún màu trắng trong, có độ bóng bẩy nhất định tức là bún có chất bảo quản.

Một cách để thử xem bún có chứa chất độc tinopal hay không chính là sử dụng đèn cực tím chiếu vào như đèn soi tiền. Trong trường hợp quan sát thấy bún phát sáng nghĩa là có chất tinopal. Loại bún này có độ dai, giòn, ít kết dính, để lâu ngày mới bị thiu, không thể ngửi thấy mùi chua hỏng dù đã để trong thời gian dài. 

Sinh nở là quá trình tiêu hao khá nhiều năng lượng của mẹ. Do đó, mẹ cần bồi bổ sau khi sinh bằng chế độ dinh dưỡng. Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp mẹ có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc sau sinh ăn bún được không và khi nào nên ăn. Bên cạnh khẩu phần ăn uống, sản phụ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng để chóng lấy lại sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin