Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Phụ nữ sau sinh ăn mít được không?

Ngày 10/11/2022
Kích thước chữ

Mít là loại trái cây được nhiều người ưa thích và không quá kén người ăn, nhờ mùi thơm và vị ngọt thanh. Tuy nhiên, đây là một loại quả có tính nóng mạnh, nên các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng thường xuyên. Điều này cũng làm nhiều chị em thắc mắc: Sau sinh ăn mít được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Do tính nóng của mình mà mít theo quan niệm dân gian không thích hợp cho phụ nữ mang thai hay sau sinh. Tuy nhiên điều này là không đúng, theo nghiên cứu thì đây lại là loại trái cây mang nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và thuộc top thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh.

Các mẹ sau sinh ăn mít được không?

Như ta đã biết mít là một loại trái cây thơm ngon, được rất nhiều người yêu thích và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đối với các mẹ sau khi sinh cũng có thể ăn mít với số lượng vừa phải. Một vài lợi ích mà loại quả này mang lại đối với mẹ sau sinh đó là:

Cung cấp năng lượng

Bên trong quả mít có thể cung cấp cho cơ thể mẹ một lượng lớn năng lượng, Protein. Các dưỡng chất Fructose và sucrose có trong loại quả này còn giúp cho cơ thể phụ nữ sau mang thai tích trữ được nguồn năng lượng cần thiết.

Phụ nữ sau sinh ăn mít được không?

Mít chứa các thành phần giúp cung cấp năng lượng lớn cho phụ nữ sau sinh

Tăng sức đề kháng

Ngoài ra mít còn là loại trái cây có chứa hàm lượng sắt phong phú. Đây là chất quan trọng đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh trong quá trình giúp cơ thể sản sinh hồng cầu để nuôi dưỡng cơ thể và não bộ. Hàm lượng vitamin C cần thiết có trong quả mít cũng giúp cơ thể của các mẹ lúc này nâng cao được sức đề kháng. 

Tốt cho xương khớp

Mít cũng là loại quả chứa nhiều các khoáng chất magie, kali, canxi và photpho đặc biệt tốt cho hệ thống xương khớp trong cơ thể. Sau khi sinh, đây là những dưỡng chất cần thiết mà các mẹ cần phải bổ sung cho cơ thể để giúp hệ xương khớp được phục hồi. 

Phụ nữ sau khi sinh mổ có thể ăn mít không?

Đối với các mẹ sau sinh mổ đòi hỏi điều kiện chăm sóc đặc biệt hơn mà phải "kiêng khem sau sinh" nhiều món ăn khác nhau để tránh đụng đến vết thương và giúp cơ thể nhanh chóng bình phục. Đa số phụ nữ sinh mổ thì xu hướng sẽ yếu hơn phụ nữ sinh thường rất nhiều.

Phụ nữ sau sinh ăn mít được không?

Phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1-2 tiếng

Nếu bạn vẫn đang lo lắng không biết sau khi sinh mổ có thể ăn mít không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng loại trái cây này thường xuyên. Đồng thời các mẹ sinh mổ và sinh thường cần chú ý những điểm sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, khi ăn mít sau sinh:

  • Trong mít chín có hàm lượng đường cao, nên các mẹ không nên ăn nhiều. Nếu để tăng lượng đường trong máu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
  • Nếu phụ nữ sau sinh đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bị suy nhược, cơ thể yếu bệnh tiểu đường, suy thận mạn tính, thì không nên ăn mít vì sẽ làm tăng nguy cơ nóng gan, cản trở quá trình hoạt động của thận và gan.
  • Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm khoảng 1- 2 tiếng. Không ăn khi đang đói vì dễ làm cho cơ thể bị khó tiêu, đầy bụng.

Thời điểm sau sinh được ăn mít

Thông thường, phụ nữ sau sinh thường phải mất khá nhiều thời gian từ 7-14 ngày để cơ thể có thể hồi phục. Còn đối với, phụ nữ sau sinh mổ sẽ phải cần tốn nhiều thời gian hơn một chút là khoảng hơn 6 tuần để cơ thể hồi phục

Chính vì vậy, thời điểm sau sinh được ăn mít để cơ thể hấp thu được tốt nhất các dinh dưỡng có trong loại trái cây này thì bạn cần chú ý: Đối với trường hợp sinh thường nên ăn mít sau khoảng 1-2 tuần, còn trường hợp sinh mổ thì cần 1-2 tháng.

Nếu ăn mít quá sớm khi cơ thể của phụ nữ sau sinh chưa được phục hồi ở một mức nhất định thì rất dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Có thể kể đến như: Đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phụ nữ sau sinh ăn mít được không?

Đối với phụ nữ sinh thường thì thời điểm tốt ăn mít sẽ là sau từ 1 đến 2 tuần

Phân biệt mít ngon với mít ngâm hóa chất

Khâu chọn mua mít đối với phụ nữ sau sinh cũng rất quan trọng trong giai đoạn đặt biệt này. Nếu lựa chọn những quả mít kém chất lượng thì những lợi ích có thể không còn, thậm chí còn gây ra những tác hại không nhỏ. Dưới đây là cách lựa chọn đúng đắn để bạn có thể tránh mua phải những quả mít bị "ngâm hóa chất"

  • Quan sát vỏ và gai: Mít chín cây sẽ có vỏ mềm, mắt tròn, gai không nhọn và thưa. Ngược lại, mít ngâm hóa chất sẽ có gai nhọn, mắt nhỏ và khoảng cách giữa các gai dày.
  • Quan sát mủ mít: Với mít chín tự nhiên khi bổ ra ta sẽ thấy mủ ít hơn, còn loại ngâm hóa chất mủ sẽ chảy ra nhiều và loãng.
  • Quan sát múi mít: Mít ngon sẽ có xơ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, múi mít chín vàng óng, ăn bùi và ngọt đậm. Còn mít ngâm hóa chất để ép chín thì không có đặc điểm đó, ăn cảm giác sượng, không ngọt bùi.
  • Cảm nhận hương thơm: Mít nếu bị ép chín sẽ không có hoặc rất ít mùi. Còn mít chín cây thì sẽ có mùi thơm bao phủ 1 vùng đặc trưng.
  • Nhận diện mít ngon qua âm thanh: Nếu vỗ hoặc gõ ở vỏ mít phát ra âm thanh bình bịch thì đó là mít chín, ngon.
  • Phụ nữ sau sinh nên chọn mua mít chín đúng màu từ tháng 6 – tháng 8 là tốt nhất để không ảnh hưởng sức khỏe và mang lại những lợi ích đã kể trên.

Sữa mẹ có bị ảnh hưởng khi ăn mít không?

Thật khó để trả lời chính xác là ăn mít có gây ảnh hưởng đến nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Theo nghiên cứu, ăn mít sẽ không làm cho phụ nữ sau sinh bị mất sữa, nhưng việc này sẽ làm cho sữa mẹ “có mùi”. Trẻ sẽ dễ cảm nhận được hương vị này thông qua việc tiếp xúc ti sữa. 

Nếu trẻ không thích vị này, có thể gây ra tình trạng trẻ sẽ bỏ bú, chán ti sau một thời gian. Điều này sẽ khiến nhiều phụ nữ sau sinh bị hoang mang, lo lắng. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra thử trước một vài múi, xem trẻ có không thích “mùi vị” sữa mới này hay không. Nếu trẻ vẫn bú đều thì bạn có thể ăn mít theo liều lượng đã cho phép.

Phụ nữ sau sinh ăn mít được không?

Mùi mít sẽ theo sữa mẹ có thể khiến một số trẻ khó chịu khi bú nên cần chú ý

Tóm lại với vấn đề sau sinh ăn mít được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chỉ nên bổ sung lượng vừa đủ. Ngoài ra cũng cần chú ý đối với biển hiện của trẻ, nhất là những trẻ đang được cho bú sữa mẹ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin