Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc 2 bên khớp háng trật ra khỏi vị trí của khớp háng. Cần có phương án điều trị kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến tâm lý, trật khớp hoàn toàn.
Trật khớp háng bẩm sinh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với người không may gặp phải tình trạng này. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong tương lai. Vì thế, chúng ta cần trang bị những kiến thức căn bản về trật khớp háng bẩm sinh để phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu phương pháp phục hồi trật khớp háng bẩm sinh qua bài viết dưới đây nhé!
Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi ở một hoặc 2 bên khớp háng so với các vị trí thông thường bị trật trước dưới, trước trên, sau dưới, sau trên hoặc trung tâm.
Trật khớp háng có thể phát hiện khi vừa sinh ra hoặc một vài tuần sau sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị trật khớp háng hoặc cùng các dị tật bẩm sinh khác của hệ vận động như: Bàn chân khoèo bẩm sinh, cứng khớp bẩm sinh, gai đôi cột sống,...
Trật khớp háng có thể phát hiện khi vừa sinh ra hoặc một vài tuần sau sinh
Trật khớp háng bẩm sinh ảnh hưởng nhiều đến sự vận động và tâm lý của trẻ. Để có thể điều trị trường hợp trẻ bị sai khớp háng, chúng ta cần nắm rõ được nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý. Từ đó đi đến phương án phục hồi hiệu quả và tối ưu nhất.
Trẻ bị đột biến nhiễm sắc thể - Biểu hiện cứng đa khớp bẩm sinh: Bàn tay khoèo, cứng khớp khuỷu, trật khớp háng, cứng khớp gối, cứng khớp vai, bàn chân khoèo, nhiễm trùng trong quá trình mẹ đang mang thai hoặc tư thế thai nhi bất thường.
Nguyên nhân gây trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ là đột biến nhiễm sắc thể
Trật khớp háng thường có 2 dấu hiệu để giúp phụ huynh phát hiện sớm như:
Dấu hiệu trật khớp háng bẩm sinh thường có 2 dấu hiệu
Điều trị trật khớp háng bẩm sinh là biện pháp cố định lại các chỏm xương đùi của trẻ bị trật khớp háng hoặc bán trật khớp bẩm sinh.
Trật khớp háng ở trẻ em thường được phân loại như sau:
Phần khớp háng trật đơn thuần thường không có sự chấn thương như gãy hoặc vỡ. Không có các bệnh lý thông thường khác như: Gai cột sống, bán chân khoèo bẩm sinh, cứng khớp,... Vì thế, quá trình phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ không mất quá nhiều thời gian và dễ dàng hơn so với các trường hợp khác.
Trật khớp háng phối hợp là trường hợp bệnh nhân không chỉ bị trật khớp háng mà còn kèm theo các vấn đề chấn thương như hôn mê, gãy vỡ xương (đối với người bị trật khớp do chấn thương thể thao, vấp té,...) hoặc các bệnh lý và tật về xương khớp khác.
Khớp háng không ổn định:
Tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, chiếm đến 60% tỷ lệ bệnh nhân bị trật khớp háng. Tình trạng này còn liên quan đến một số bộ phận khác xung quanh như: Gân đùi, dây chằng, cơ,...
Bán trật khớp háng
Phần chỏm xương lệch một phần nhỏ, không bị trật ra ngoài ổ chảo hoàn toàn. Nhưng hầu hết bệnh nhân không gặp tình trạng biến dạng xương khớp ở cổ xương đùi, ổ chảo và phần chỏm.
Trật hoàn toàn
Phần chỏm xương trên đùi lệch hẳn khỏi vị trí ổ chảo, có thể dễ phát hiện sự biến dạng ở các bộ phận liên quan ở chỗ bị trật. Trường hợp trẻ bị trật khớp háng hoàn, việc chữa trị và phục hồi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại trật khớp háng khác.
Nguyên tắc của việc phục hồi và điều trị là can thiệp sớm ngày sau khi sinh bằng các phương pháp bó bột chỉnh hình, nẹp chỉnh hình. Khi điều trị bằng biện pháp này không hiệu quả sẽ thực hiện phương án phẫu thuật.
Nắn chính chỏm xương nằm đúng vị trí ổ chảo, duy trì chỏm xương đùi đúng trong ổ chảo ổn định trong 12 tuần để kích thích hình thành trục đồng tâm giữa chỏm xương đùi và ổ chảo.
Nắn chỉnh chống sự xoay trước của cổ và thân xương đùi: Tỉ lệ cao phối hợp giữa trật khớp háng và xoay trước của cổ và thân xương đùi.
Khi điều trị bằng biện pháp nẹp chỉnh hình không hiệu quả sẽ thực hiện phương án phẫu thuật
Trẻ được đặt nằm ngửa trên bàn bó bột bộc lộ toàn bộ vùng ngực - bụng thắt lưng và 2 chân.
Trong quá trình điều trị, nếu các ngón chân của trẻ bị sưng, tím hoặc xuất hiện tình trạng sốt, quấy khóc không rõ nguyên nhân, lúc này chúng ta cần tháo bột ra để kiểm tra ngay. Cuối mỗi đợt khám cần chụp kiểm tra để xem vị trí chỏm xương đùi và ổ chảo có vào đúng vị trí chưa.
Trẻ em, người lớn bị trật khớp háng bẩm sinh không được phục hồi sớm có thể gây ra nhiều vấn đề về tâm lý cần được người thân và bác sĩ tâm lý hỗ trợ.
Phục hồi chức năng trật khớp háng bẩm sinh là một quá trình tốn nhiều thời gian và tốn kém. Bên cạnh đó là sự phối hợp của các y bác sĩ và sự quan tâm của gia đình bệnh nhân.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng Hợ
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.