Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vận động thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình vận động có thể xảy ra chấn thương, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chính vì vậy, trong bài viết này, nhà thuốc Long Châu sẽ chỉ ra nguyên nhân và các dạng chấn thương thể thao thường gặp để giúp mọi người có cách điều trị hiệu quả.
Những chấn thương khi vận động thể thao có thể là bị gãy xương, tổn thương gân, đứt dây chằng, trật khớp,... Điều này sẽ khiến cho việc sinh hoạt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Chấn thương trong thể dục thể thao là một trong những tình trạng tổn thương ở một hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể, xảy ra trong quá trình thi đấu hoặc luyện tập. Chấn thương thể thao thường được hiểu đơn giản là những tổn thương xảy ra liên quan tới hệ thống xương, cơ, khớp và các mô sụn, dây chằng.
Chấn thương thể thao có thể được chia ra thành chấn thương kín và chấn thương hở, tùy thuộc vào sự phá vỡ của các tiểu mô. Trong đó, chấn thương kín là loại chấn thương có tỷ lệ xảy ra cao hơn trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.
Chấn thương thể thao có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Chấn thương thể thao xảy ra trong quá trình bạn tập luyện thể thao. Một số nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao như:
Nhiều người có suy nghĩ rằng chấn thương là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình tập luyện, thi đấu hoặc những chấn thương nhỏ không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Do đó, họ chủ quan không chú ý đến việc phòng tránh, không tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm khi bị chấn thương. Những điều này sẽ khiến tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn và tái diễn trở lại. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức đúng về chấn thương để tránh rủi ro xảy ra.
Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện. Bởi lẽ, đã có nhiều trường hợp bị chấn thương do trang bị cơ sở vật chất kém hoặc đáp ứng không đủ như: Mặt sân không bằng phẳng, lồi lõm, sân trơn, các dụng cụ tập luyện không được đảm bảo chất lượng, đường chạy cứng,...
Khởi động là một bước không thể nào thiếu trước khi tập luyện và thi đấu, giúp nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan. Bên cạnh đó, còn giúp cho các cơ được giãn ra, tránh tình trạng bị căng cơ. Do đó, trước khi vào thi đấu và luyện tập cần phải khởi động thật kỹ.
Có rất nhiều ca chấn thương vì lý do ánh sáng và nhiệt độ nơi tập luyện không đáp ứng đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, độ ẩm quá cao, ánh nắng mặt trời quá gắt và gió mạnh cũng là những nguyên nhân khách quan dẫn đến chấn thương trong thể thao.
Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ, việc nghỉ ngơi không được đảm bảo sẽ khiến cho việc luyện tập không được tốt, phản xạ chậm chạp kèm theo vận động quá sức, kỹ thuật chưa hoàn chỉnh sẽ dẫn đến những chấn thương thể thao xảy ra.
Trong tập luyện và thi đấu thể thao các vùng cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là đầu gối, bàn chân, khuỷu tay, mắt cá chân và bả vai. Mức độ chấn thương ở các bộ phận này sẽ phụ thuộc vào lượng tập luyện của mỗi người, nhưng chúng đều có điểm chung là gây nguy hiểm cho người tập nếu như không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số các dạng chấn thương hay gặp nhất.
Đây là chấn thương dây chằng, khiến cho một hay nhiều dây chằng bị rách hoặc bị giãn ra. Bong gân là chấn thương thường gặp khi mọi người tập luyện quá sức và gây ra ảnh hưởng đến vùng xương khớp. Cổ chân là bộ phận nhạy cảm và dễ gây ra tình trạng bong gân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Bong gân là dạng chấn thương thường hay gặp nhất trong tập luyện, thi đấu thể thao
Căng cơ là chấn thương gân hoặc cơ, gây ra tình trạng bị giãn hoặc bị rách cơ hoặc gân. Đối với chấn thương này thì thường dễ gặp nhất ở cơ háng, đùi sau, cơ bắp chân, cơ vai và cơ lưng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó cử động ở vùng cơ và sưng. Mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ thấy đỡ sau vài ngày nghỉ ngơi, nhưng nếu mức độ nặng có thể sẽ kéo dài và gây ra nhiều khó khăn trong việc vận động.
Khớp vai là bộ phận có biên độ vận động lớn nhất nên khả năng xảy ra chấn thương khá là cao, điển hình là chấn thương trật khớp vai. Những chấn thương ở vùng vai chiếm 1/10 trong tất cả chấn thương trong thể thao. Hầu như các chấn thương xảy ra ở vùng này là do quá tải hoặc lặp đi lặp lại các động tác đẩy và ném. Trong tất cả các khớp thì khớp vai là có khả năng phục hồi sau chấn thương khó nhất vì có nhiều gân cơ tham gia, tầm vận động rộng và phải cần nhiều thời gian sau chấn thương mới trở lại tập luyện lại được.
Nguyên nhân chính dẫn đến trật khớp vai trong thể thao là do lặp đi lặp lại các động tác đẩy và ném.
Đây là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ ở vùng vai có 4 gân cơ nằm bọc trong xung quanh khớp vai, có khả năng làm chắc vai và giúp chúng ta đưa tay ra trước sau, giơ tay lên và xoay vai. Nếu như vùng này bị viêm sưng nề sẽ rất đau và mất đi khả năng vận động của vai. Trong trường hợp, không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ trở thành mạn tính.
Chấn thương này sẽ có biểu hiện đau mặt trước vai và lan xuống dưới khuỷu. Nguyên nhân gây ra là do vận động khớp vai mạnh quá mức với tần suất nhiều, lặp đi lặp lại khi chơi các môn thể thao như: Thể dục dụng cụ, bơi thuyền, golf, ném lao,... Để có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra chấn thương này thì mọi người nên tập mạnh khối cơ ở vùng vai và tập một số động tác kéo giãn.
Đối với chấn thương này sẽ được chia ra thành 2 loại thường gặp như sau:
Chấn thương đầu gối cũng là dạng chấn thương thường gặp trong thể thao
Nguyên nhân xảy ra chấn thương này là do lượng vận động quá nhiều. Khi mọi người chơi các môn thể thao có những động tác lặp đi lặp lại như: Cầu lông, quần vợt, bóng bàn,.. sẽ gây ra chấn thương đau khớp tay. Biểu hiện của chấn thương này đó là đau bên ngoài khuỷu tay và sẽ đỡ khi được nghỉ ngơi vài ngày. Khi bị chấn thương này mọi người tuyệt đối không được vận động nếu không muốn làm cho chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là bài viết tổng hợp các dạng chấn thương thường gặp trong thể thao cũng như nguyên nhân gây ra các chấn thương đó. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể hiểu rõ hơn về chấn thương thể thao để phòng tránh chúng xảy ra một cách hiệu quả nhất.
Quân Lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.