Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương gót chân có thể là chỉ gãy 1 phần hoặc là toàn phần của xương gót. Do đây là phần xương quan trọng của bàn chân nên điều trị gãy xương gót chân là rất quan trọng.
Hiện tượng gãy xương gót chân xảy ra khi chịu một lực lớn từ tai nạn, chấn thương. Khiến phần gót bị một lực lớn tác động vào gây ra gãy. Để biết được cách điều trị gãy xương gót chân nhất tốt nhất thì đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán của bệnh gãy xương này như thế nào?
Theo con số thống kê mới nhất của bộ y tế thì gãy xương gót ngón chân chiếm tỷ lệ 2% so với tổng 60% những trường hợp gãy xương ở phần cổ chân. Đối tượng thường bị là những người đang ở độ tuổi lao động, hoạt động nhiều, có công việc làm chân tay, hay đi lại,...
Nguyên nhân gây ra gãy xương gót chân là tác động một lực mạnh, đột ngột vào phần gót chân. Xương bộ phận này không chịu được dẫn tới nứt, rạn dần và gãy xương.
Tại sao lại bị gãy xương gót chân?
Các trường hợp gãy xương gót chân là gãy xương ngang, gãy xoắn, xương bị dập vỡ, gãy bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gãy không bị lệch. Điều trị gãy xương gót chân có thể dùng phương pháp bảo tồn, tức là không phẫu thuật, nhưng cũng có trường hợp bắt buộc cần phẫu thuật, tùy vào mức độ nghiêm trọng của xương gót chân khi gãy.
Đây là những biểu hiện ở phần gót chân có xương gãy người bệnh có thể cảm nhận được. Và từ đó đưa ra được kết luận mình có bị gãy xương gót chân hay không?
Để có thể chẩn đoán được tình trạng gãy xương gót chân thì cần phải cho bệnh nhân chụp X-quang hoặc chụp CT sẽ có kết quả rõ ràng nhất.
Trong các trường hợp gãy xương gót chân thì được chia làm 2 dạng gãy xương ngoài khớp và gãy xương nội khớp:
Chẩn đoán tình trạng gãy xương gót chân chính xác nhất
Với những bệnh nhân khi được bác sĩ cho đi chụp CT vị trí gãy xương thì hoàn toàn yên tâm về độ chính xác cực cao. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị gãy xương gót chân tốt nhất.
Dây là những dạng gãy xương gót chân được phân loại khi có hình ảnh chụp CT:
Người bệnh cần có chế độ chăm sóc sau khi gãy xương một cách tốt nhất. Sau khi đã có những triệu chứng gãy xương được chẩn đoán ban đầu.
Sau khi bác sĩ đã nắm được tình trạng gãy xương gót chân của bệnh nhân. Thì biện pháp điều trị gãy xương gót chân tốt nhất sẽ được những bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Có thể là điều trị bảo tồn tức là không cần dùng tới phẫu thuật, cũng có thể là phẫu thuật:
Phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán chỗ gãy, giới tính, độ tuổi,... Để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị gãy xương gót chân một cách tốt nhất. Khi chọn phương pháp bảo tồn trong một số trường hợp vết gãy như sau:
Phương pháp điều trị gãy xương gót chân
Kỹ thuật điều trị bảo tồn gãy xương gót chân là bằng hình thức bó bột. Thời gian sau 10 ngày sẽ được thay bột tròn kín, bó trong vòng 6 tuần tới 8 tuần. Người bệnh cần di chuyển bằng nạng không tì chân xuống đất.
Phương pháp điều trị này là chủ yếu trong trường hợp gãy xương gót chân. Nhất là vào thời điểm trước đây chưa có hình ảnh chụp CT, chưa có thuốc kháng sinh chất lượng cao như bây giờ, kỹ thuật kết hợp xương chưa có,...
Hiện nay với công nghệ y khoa phát triển, chẩn đoán tình trạng gãy xương bên trong chính xác. Cùng công nghệ y tế và kỹ thuật kết hợp xương đa dạng hiệu quả nên phẫu thuật gót chân khi bị gãy được thực hiện nhiều hơn.
Xương gót chân có vai trò quan trọng trong đi lại. Đây là bộ phận chịu trọng lượng lớn của cơ thể. Nên cho dù sau khi phẫu thuật hay là bó bột thì bệnh nhân cũng cần chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị gãy xương.
Ngoài ra sử dụng những biện pháp vật lý trị liệu là hết sức cần thiết sau thời gian phẫu thuật hoặc bó bột. Tất cả cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp vết thương hồi phục một cách tốt nhất.
Có thể thấy điều trị gãy xương gót chân như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng vết thương của bệnh nhân. Để từ đó các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị gãy xương một cách tốt nhất. Với những bệnh viện không đủ yếu tố thiết bị y tế để làm phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được chuyển lên các tuyến trên để điều trị.
Xem thêm:
Hải Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp