Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tư thế nằm ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình hồi phục của bệnh nhân bị gãy xương. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn sao cho đúng.
Gãy xương đòn là một trong những chấn thương thường gặp nhất do một số nguyên nhân như: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thể thao. Để giúp cho quá trình hồi phục diễn nha ra nhanh chóng, bạn có thể tham khảo một số tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn dưới đây để giữ cho xương cố định, hạn chế bị lệch, từ đó xương nhanh liền lại hơn.
Gãy xương đòn được coi là một loại chấn thương rất phổ biến, chiếm khoảng 2,6% trong tất cả các trường hợp gãy xương. Xương đòn, hay còn được gọi là xương quai xanh, có hình dạng giống chữ S và có kích thước mỏng dẹt, làm cho nó trở nên dễ gãy hơn so với những xương khác.
Xương đòn bao gồm một đầu có khớp gắn liền với xương ức qua một khớp đòn, và đầu còn lại kết nối với xương bả vai thông qua một khớp cùng đòn vai, từ đó tạo thành một khớp treo cánh tay vào thân người. Gãy xương đòn có thể xuất hiện do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ chấn thương.
Bệnh nhân gãy xương đòn có thể có những dấu hiệu sau đây:
Bên cạnh việc tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, bệnh nhân gãy xương đòn cần chú ý để đảm bảo tư thế nằm đúng, giữ cho xương ổn định và tránh tổn thương nghiêm trọng hơn. Dưới đây là tư thế nằm ngủ khi gãy xương đòn mà bệnh nhân có thể áp dụng:
Bệnh nhân cũng có thể chọn sử dụng một số loại gối đặc biệt dành cho người bị gãy xương đòn:
Thời gian hồi phục của xương sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người. Đối với phương pháp điều trị bảo tồn, bệnh nhân thường phải sử dụng đai số 8 trong khoảng từ 4 - 8 tuần, sau đó mới được tiến hành các bài tập nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình can xương (quá trình liên kết lại cấu trúc xương và màng xương) cũng sẽ diễn ra dần dần. Trong trường hợp bệnh nhân gãy xương đòn điều trị phẫu thuật, thời gian phục hồi có thể nhanh hơn. Tuy nhiên, do tác động từ quá trình phẫu thuật, quá trình can xương cũng có thể chậm hơn so với phương pháp điều trị bảo tồn.
Thời gian cần để xương liền lại trong cơ thể người bình thường thường là từ 3 đến 6 tháng. Trong quá trình chờ đợi sự phục hồi của xương, bệnh nhân nên hạn chế việc cầm, xách những vật nặng để tránh làm quá trình phục hồi của vai diễn ra chậm hơn và gây sự lệch xương.
Điều trị bằng phẫu thuật có thể giúp tăng tốc quá trình liền xương và một số bệnh nhân có thể muốn trở lại hoạt động sớm hơn so với lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, việc vận động quá sớm không tốt vì các cử động và co giãn cơ bắp có thể làm lỏng ốc vít và dẫn đến thất bại của quá trình phẫu thuật. Do đó, bệnh nhân gãy xương đòn chỉ nên bắt đầu vận động sau khoảng 2 - 3 tháng kể từ khi phẫu thuật.
Tóm lại, bệnh nhân gãy xương đòn cần tuân thủ chính xác chỉ định điều trị từ bác sĩ. Ngoài ra, việc giữ tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn sao cho đúng và điều chỉnh chế độ ăn uống giàu canxi, magie và vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình liền xương.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.