Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phương pháp điều trị gãy xương thuyền như thế nào?

Ngày 25/10/2022
Kích thước chữ

Gãy xương thuyền nếu không được điều trị có thể khiến cho mạch máu đi nuôi xương bị đứt, hoại tử vô mạch. Dẫn tới bộ phận xương bị gãy khó có thể liền lại. Vậy cần có biện pháp điều trị khi bị gãy xương một cách tốt nhất.

Xương thuyền là một phần của cổ tay mỗi người. Nên một khi gãy xương thuyền sẽ ảnh hướng tới những hoạt động thường ngày đều cần dùng tới tay. Do đó những thông tin liên quan tới xương thuyền cổ tay khi bị gãy rất cần thiết cho mọi người. Để đưa ra các giải pháp tốt nhất khi gặp sự cố không may như vậy.

Đầu tiên cần phải hiểu được xương thuyền là gì?

Xương thuyền là gì?

Đây là một loại xương nhỏ nằm ở khu vực khớp xương cổ tay, có kích thước khá nhỏ. Đây là phần xương giúp liên kết các khớp xương ở cổ tay với nhau. Giúp cho hoạt động ở tay được linh hoạt và trơn tru hơn.

Chú ý là xương thuyền dễ bị gãy khi tay chịu một lực mạnh và đột ngột. Cổ tay mỗi người đều có 8 xương nhưng đây là phần dễ gãy nhất. Từ trẻ nhỏ, người già hay người trưởng thành đều có khả năng bị gãy xương thuyền. 

Vậy tại sao xương thuyền lại bị gãy? Cần điểm danh những lý do sau các bạn có hay gặp trong đời sống không nhé?

Tìm hiểu về xương thuyền.

Tìm hiểu về xương thuyền

Nguyên nhân gãy xương thuyền cổ tay

  • Khi các bạn làm việc gặp tai nạn, hay chơi thể thao bị tác động lực mạnh lên cổ tay khi phải chống đỡ xuống đất đột ngột. Hoặc có lực đủ mạnh bên ngoài tác động tới phần cổ tay. Khiến cho những vết gãy xương thuyền là không giống nhau.
  • Với những người có bệnh lý về xương cổ tay từ trước như loãng xương, thoái hóa khớp phần cổ tay cũng có khi là do hoại tử vô mạch,... 

Đối với 2 nguyên nhân gãy xương thuyền này đều có những biểu hiện người bệnh có thể cảm nhận được. Để từ đó đưa ra được phương pháp để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Triệu chứng gãy xương thuyền

Có thể nhận biết được chính xác tay có bị gãy xương thuyền hay không? Thì cần phải dựa vào những triệu chứng cụ thể như sau:

  • Phần cổ tay của bạn có hiện tượng đau âm ỉ và thường gây nhầm lẫn với đau khớp ở cổ tay.
  • Thấy cổ tay sưng lên và có máu bầm. Khi xương thuyền bị gãy kín khiến cho phần tay bên ngoài sưng lên, xuất hiện máu bầm. Còn trường hợp gãy xương hở thì tại chỗ vết thương sẽ ít sưng hơn nhưng bị chảy máu.
  • Do xương thuyền bị gãy nên phần khớp cổ tay không cử động được. Do chức năng của phần xương này là giúp cổ tay hoạt động được linh hoạt theo biên độ nhất định.

Biến dạng cổ tay có thể nhìn thấy sau khi bị gãy xương ở mức độ ít nên cần chú ý những biểu hiện ở trên với phần cổ tay bị thương. 

Các triệu chứng để nhận biết gãy xương thuyền cổ tay.

Các triệu chứng để nhận biết gãy xương thuyền cổ tay

Điều trị khi xương thuyền gãy

Sau khi người bệnh đã có những triệu chứng gãy xương thuyền ở trên thì cần tới cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Để đưa ra phương pháp điều trị gãy xương thuyền một cách tốt nhất.

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán bạn bị gãy xương thuyền ở mức độ nặng hay nhẹ. Bác sĩ sẽ đưa ra 2 phương pháp điều trị như sau:

  • Điều trị gãy xương thuyền bảo tồn: Đối với những bệnh nhân gãy xương ở mức độ nhẹ. Phần xương thuyền không bị lệch hoặc lệch so với vị trí ban đầu là rất ít. Và không thấy gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc kháng viêm, giảm đau và bó bột phần cổ tay bị thương. Và đưa ra những bài tập vật lý trị liệu để giúp phần xương thuyền nhanh hồi phục.

Điều trị gãy xương thuyền bằng bó bột.

Điều trị gãy xương thuyền bằng bó bột

  • Phẫu thuật cổ tay: Đây là áp dụng đối với bệnh nhân bị gãy xương thuyền mức độ nặng. Như vị trí gãy xương bị hở và có thể nhìn thấy tỷ lệ bị nhiễm trùng là rất cao. Hoặc là xương thuyền bị bị gãy lệch lớn khỏi vị trí ban đầu. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật là tốt nhất.

Giúp cho xương nhanh lành lại bạn cần lưu ý sau khi bị gãy xương để giúp vết thương nhanh khỏi và tránh được những biến chứng có thể xảy. Cụ thể đó là những biến chứng sau khi gãy xương thuyền như sau:

Các biến chứng có thể xảy đến là gì?

Một khi gãy xương thuyền, bệnh nhân không chỉ bị hạn chế nhiều hoạt động của cổ tay. Mà sau khi điều trị các biến chứng có thể xảy đến biến chứng. Sau khi đã được điều trị phần cổ tay bị gãy xương thuyền có thể bị biến dạng không như ban đầu. Tùy vào tình trạng các biến chứng này có thể được phẫu thuật để giải quyết cũng có thể là không cần.

Nhiều trường hợp sau khi điều trị xương thuyền ở cổ tay sẽ không lành lặn như ban đầu được. Là do:

  • Trong quá trình điều trị thiếu máu để nuôi xương nên hai mặt xương thuyền bị gãy không lành lại được.
  • Đối với cách điều trị bó bột cũng có thể khiến cho phần xương bị gãy không thể lành lại được. Tỷ lệ người bị là rất thấp chỉ khoảng 10% tổng số người sử dụng phương pháp bó bột khi bị gãy xương thuyền.
  • Với cơ thể người thường xuyên hút thuốc lá, lớn tuổi phần xương thuyền bị gãy ở hai mặt và lệch hơn 1mm, đường gãy chéo hay dọc là khó lành xương thuyền như ban đầu. Có thể phải dùng phương pháp phẫu thuật xương để điều trị.
  • Các trường hợp gãy xương thuyền kín máu không đủ để nuôi xương và nếu chỉ dùng phương pháp bó bột bên ngoài để điều trị. Có thể dẫn tới hoại tử vô mạch hoàn toàn ở xương thuyền.
  • Cổ tay hoạt động sẽ không được chơn chu như ban đầu đặc biệt đối với người già đã có tuổi hoặc người bị loãng xương. Nên khi bị loãng xương cần ăn những thực phẩm cần thiết để giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Với những thông tin về gãy xương thuyền chi tiết ở trên đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh này. Để cho cổ tay nhanh hồi phục người bệnh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ nên không có gì phải hoảng sợ bạn nhé!

Xem thêm:

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin