Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Procrastination - sự trì hoãn là một thách thức mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt vào lúc này hoặc một lúc nào đó khác. Trì hoãn là một vấn đề phổ biến, nó có thể ảnh hưởng lớn đến công việc, điểm số và cuộc sống của bạn. Vậy chính xác procrastination là gì? Làm sao để tránh bị trì hoãn?
Con người đã mắc chứng trì hoãn trong hàng thế kỷ. Trên thực tế, vấn đề này tồn tại lâu dài đến mức các triết gia Hy Lạp cổ đại như Socrates và Aristotle đã phát triển một từ để mô tả loại hành vi này là “Akrasia”. Để khắc phục tình trạng này, hãy bắt đầu bằng cách nắm vững những điều cơ bản: Procrastination là gì? Tại sao chúng ta hay mắc chứng trì hoãn và chính xác thì chúng ta cần giải quyết vấn đề gì ở đây?
Procrastination là gì? Procrastination - sự trì hoãn là một từ nhằm chỉ một hành động trì hoãn hoặc việc trì hoãn một cách không cần thiết khi làm một việc gì đó, dù biết rằng sẽ có những hậu quả tiêu cực nếu làm như vậy. Một số nhà nghiên cứu định nghĩa sự trì hoãn là một dạng thất bại trong việc tự điều chỉnh, đặc trưng bởi sự chậm trễ phi lý trong công việc bất chấp những hậu quả tiêu cực tiềm tàng.
Procrastination là trạng thái hành động chống lại khả năng phán đoán của một người, tức là khi bạn làm một việc ít quan trọng hơn công việc bạn vốn nên bắt tay vào làm ngay lúc đó, trì hoãn công việc cho đến phút cuối cùng hoặc quá thời hạn. Dễ hiểu hơn, Procrastination có thể được xem là thói quen trì hoãn hoặc sự thiếu tự chủ.
Đây là vấn đề phổ biến của con người, liên quan đến sự chậm trễ trong công việc hàng ngày hoặc thậm chí trì hoãn các nhiệm vụ quan trọng như tham dự một cuộc hẹn, nộp báo cáo công việc hoặc bài tập học tập hoặc đề cập đến một vấn đề căng thẳng với đối tác. Nó thường được coi là một đặc điểm tiêu cực vì gây cản trở năng suất của một người, có liên quan đến trầm cảm, cảm giác tội lỗi và cảm giác thiếu thốn. Tuy nhiên, nó cũng có thể được coi là một phản ứng khôn ngoan đối với một số nhu cầu nhất định có thể gây ra kết quả rủi ro, tiêu cực hoặc khi yêu cầu phải chờ thông tin mới đến.
Trong hầu hết các trường hợp, chứng trì hoãn không thật sự được xem là một vấn đề nghiêm trọng. Hầu hết mọi người đều có xu hướng phổ biến là chần chờ hết lúc này đến lúc khác
Các nhà nghiên cứu tâm lý hành vi đã tiết lộ một hiện tượng gọi là “sự không nhất quán về thời gian” giúp giải thích tại sao sự trì hoãn lại có thể kiềm hãm khả năng phát huy của một người. Sự không nhất quán về thời gian đề cập đến xu hướng của bộ não con người đánh giá cao những phần thưởng trước mắt hơn những phần thưởng trong tương lai. Ví dụ, phần thưởng ngay lập tức là nằm trên giường và xem TV sẽ hấp dẫn hơn phần thưởng lâu dài là xuất bản một bài đăng trên blog và kiếm ra tiền, vốn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Theo các nhà nghiên cứu, có một số sai lệch lớn về nhận thức dẫn đến sự trì hoãn, chúng ta thường có xu hướng:
Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần tạo ra sự trì hoãn là quan niệm cho rằng chúng ta phải cảm thấy có cảm hứng hoặc động lực để thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm cụ thể. Thực tế là nếu bạn đợi cho đến khi đầu óc đủ tỉnh táo và bản thân có đủ động lực để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định (đặc biệt là những nhiệm vụ không mong muốn), bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng thời điểm thích hợp sẽ không bao giờ xuất hiện và nhiệm vụ đó sẽ rất khó hoặc không bao giờ được hoàn thành (đúng hạn).
Ngoài ra, procrastination còn có liên quan đến các vấn đề tâm lý. Trên thực tế, bản thân sự trì hoãn không phải là một chứng bệnh tâm thần. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH).
Chỉ trong trường hợp sự trì hoãn trở thành mãn tính và bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của một người thì nó mới được xem một vấn đề nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy, vấn đề không chỉ nằm ở kỹ năng quản lý thời gian kém mà còn là một phần quan trọng trong lối sống và thói quen của họ.
Thật không may, sự trì hoãn này có thể tác động nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Sự trì hoãn có liên quan đến nhiều vấn đề tiềm ẩn khác nhau, bao gồm bỏ lỡ cơ hội, kết quả học tập sa sút, tình trạng xã hội, tình trạng nghề nghiệp và tình trạng tài chính kém hơn, gia tăng xung đột giữa các cá nhân, sức khỏe tinh thần, sức khỏe tâm lý, sức khỏe thể chất cũng suy giảm dần theo thời gian và nghiêm trọng nhất là có xu hướng trì hoãn việc điều trị các vấn đề cá nhân (bệnh tật, sức khỏe, cảm xúc). Một số tác hại điển hình của chứng trì hoãn như:
Dù rắc rối là thế, nhưng may mắn thay, có một vài điều mà bạn có thể làm để chống lại sự trì hoãn và bắt đầu hoàn thành công việc đúng thời hạn. Những mẹo sau đây có thể có ích:
Trong trường hợp bạn thắc mắc procrastination là gì và làm sao để khắc phục thì trên đây là câu trả lời dành do bạn. Nếu bạn cảm thấy mình có chứng trì hoãn thì rất có thể bạn đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn vô ích. Con người thường trì hoãn một vấn đề vì muốn tránh căng thẳng, nhưng nó thậm chí còn căng thẳng hơn khi phải đối mặt với vấn đề vào phút chót. Nếu chúng ta lùi lại và xem xét lý do khiến chúng ta trì hoãn, chúng ta có thể phá vỡ vòng tròn này. Hãy thử thay đổi hành vi, thử các cách tiếp cận khác nhau và tìm thấy sức mạnh để hoàn thành mọi việc đúng lúc.
Xem thêm: