Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Quá trình IVF, giai đoạn sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Ngày 15/10/2024
Kích thước chữ

Sau khi thực hiện quy trình chuyển phôi trong IVF, nhiều phụ nữ có thể cảm thấy lo lắng khi các triệu chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như sốt. Vậy sau chuyển phôi bị sốt có sao không? Trong bài viết sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này.

Mọi người chọn IVF (thụ tinh nhân tạo) vì nhiều lý do, bao gồm các vấn đề về vô sinh hoặc khi một trong hai người đang có vấn đề về sức khỏe. Quá trình này phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, mất nhiều thời gian và có thể khiến bạn vừa phấn khích vừa lo lắng, hồi hộp. Đặc biệt bước cuối cùng quan trọng và được mong đợi nhiều nhất là bước chuyển phôi.

Chuyển phôi là gì?

Nhìn chung, những phụ nữ thực hiện IVF phải trải qua 4 bước điều trị biệt:

  • Kích thích buồng trứng;
  • Chọc nang trứng (Lấy trứng);
  • Chuẩn bị nội mạc tử cung;
  • Chuyển phôi.

Chuyển phôi là bước cuối cùng trong quy trình IVF, trong đó các phôi đã được thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được đặt cẩn thận vào tử cung của người phụ nữ. Quy trình này được thực hiện với hy vọng rằng một hoặc nhiều phôi này sẽ phát triển ở niêm mạc tử cung, dẫn đến hình thành thai nhi thành công.

Quá trình chuyển phôi thường diễn ra vài ngày sau khi thụ tinh, khoảng 3 đến 5 ngày. Thủ thuật thực hiện quy trình này cũng tương đối nhanh và không gây đau, chỉ mất vài phút để hoàn thành.

Tuy nhiên, những ngày chờ đợi để xem quá trình chuyển phôi có thành công hay không sau đó thường khiến mọi người lo lắng nhiều hơn. Đặc biệt là các vấn đề về các triệu chứng gặp phải sau chuyển phôi. Đã có nhiều tìm kiếm liên quan đến những thắc mắc về việc sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Quá trình IVF, giai đoạn sau chuyển phôi bị sốt có sao không? 1
Quá trình chuyển phôi 

Điều gì xảy ra trong những ngày sau khi chuyển phôi?

Sau khi chuyển phôi, nếu thuận lợi, phôi sẽ tiếp tục phát triển và hy vọng sẽ ghép vào niêm mạc tử cung của bạn. Dưới đây là quá trình phôi làm tổ và phát triển:

  • Ngày 1-2: Phôi thai bắt đầu nở ra và bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung.
  • Ngày 3: Phôi thai đào sâu vào thành tử cung và hình thành sự liên kết.
  • Ngày 4-5: Các tế bào hình thành nên nhau thai và thai nhi bắt đầu phát triển.
  • Ngày 6: Hormone HCG báo hiệu có thai bắt đầu được sản xuất.
  • Ngày 7-8: Sự phát triển của thai nhi tiến triển và nồng độ HCG tiếp tục tăng.

Trong quá trình này, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, có thể có những triệu chứng đáng mong đợi, chẳng hạn như:

  • Chuột rút nhẹ: Một số phụ nữ bị chuột rút nhẹ tương tự như chuột rút kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy phôi đang bám vào niêm mạc tử cung.
  • Chảy máu nhẹ: Xuất hiện dưới dạng đốm máu nhỏ, có thể xảy ra khi phôi bám vào tử cung. Thường có màu hồng hoặc nâu và nhạt hơn nhiều so với kỳ kinh nguyệt thông thường.
  • Đầy hơi: Những thay đổi về hormone sau khi chuyển phôi có thể gây đầy hơi và cảm giác đầy bụng.
  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi là bình thường do sự gia tăng của progesterone, một loại hormone hỗ trợ thai kỳ.
  • Đau nhức ngực: Ngực của bạn có thể bị đau hoặc nhạy cảm, một tác dụng phụ khác của việc tăng nồng độ hormone.
Quá trình IVF, giai đoạn sau chuyển phôi bị sốt có sao không? 2
Sau chuyển phôi có thể có các triệu chứng được cho dấu hiệu tích cực

Mặc dù những triệu chứng này có thể là những dấu hiệu tích cực đáng khích lệ, tuy nhiên biểu hiện ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Nhiều trường hợp người phụ nữ không có triệu chứng nào đáng chú ý nhưng họ vẫn có thai kỳ thành công.

Điều quan trọng hơn cả là phải chú ý đến bất kỳ triệu chứng lạ hoặc đáng lo ngại nào sau chuyển phôi. Một số dấu hiệu có thể cảnh báo điều bất thường xảy ra với thai kỳ của bạn và bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Chảy máu nhiều, tương tự như kinh nguyệt nhiều;
  • Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút;
  • Sốt cao (trên 38°C);
  • Buồn nôn hoặc nôn dai dẳng;
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Trong những trường hợp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để có thể can thiệp chăm sóc, điều trị kịp thời.

Tại sao sau chuyển phôi bị sốt? Sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Biến chứng hoặc vấn đề có thể phát sinh với bất kỳ loại thủ thuật nào và thủ thuật chuyển phôi cũng không ngoại lệ. Cảm thấy hơi sốt ngay sau khi chuyển phôi có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi mang thai của bạn không.

Có những lý do khác nhau khiến bạn có thể bị sốt. Một số lý do được liệt kê dưới đây.

Tiêm hormone

Những thay đổi hormone nhanh chóng xảy ra trong cơ thể bạn khi tiêm hormone có thể làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể cơ bản của bạn. Điều này nhằm cung cấp nhiệt độ phù hợp để phát triển phôi trưởng thành, khỏe mạnh.

Liệu pháp hormone cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể bạn đối với các bệnh nhiễm trùng. Lúc này, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên để chống lại các bệnh nhiễm trùng đó. Đây là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về sự tăng nhiệt độ này cơ thể này.

Cấy phôi

Một lý do khác khiến nhiệt độ tăng sau khi chuyển phôi là do tử cung của bạn. Tử cung cần ở nhiệt độ tối ưu để cấy phôi vào và cung cấp môi trường nuôi dưỡng và ấm áp để phôi phát triển. Điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ bản của bạn một chút.

Do nhiễm trùng

Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong thời gian dài có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo bạn có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng khiến bạn sốt cao, nguy hiểm là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 38°C. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ cao bạn bị ngừng thai kỳ.

Quá trình IVF, giai đoạn sau chuyển phôi bị sốt có sao không? 3
Sau chuyển phôi bị sốt có sao không?

Các bước tiếp theo nên làm khi bị sốt cao sau chuyển phôi

Đừng nên căng thẳng và lo lắng quá về việc sau chuyển phôi bị sốt có sao không. Trong trường hợp như vậy, bạn nên có kiến ​​thức trước về những gì nên làm vào thời điểm đó để tránh tình trạng trở nên phức tạp hơn. Sau đây là một số điều bạn có thể làm.

Kiểm tra thời gian sốt của bạn

Như đã nói ở trên, cơn sốt có thể là do cấy ghép hoặc do thay đổi hormone. Nhưng nhiệt độ này sẽ giảm trong vòng vài ngày.

Nếu bạn bị sốt trong nhiều ngày và nhiệt độ tiếp tục tăng lên mỗi ngày thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Đây là lý do cần phải liên hệ tới ​​bác sĩ ngay lập tức và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời. Không nên căng thẳng và đừng tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào vì không có gì đảm bảo rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF.

Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia IVF của bạn

Đây là lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất để bạn giải đáp những thắc mắc và điều trị vấn đề nếu bạn bị sốt sau khi chuyển phôi. Bằng cách nhận lời khuyên từ chuyên gia về khả năng sinh sản tốt nhất, bạn sẽ nhận được các loại thuốc điều trị phù hợp, không ảnh hưởng đến bạn hoặc em bé của bạn.

Các yếu tố lối sống có thể cải thiện thành công cấy ghép

Mặc dù không có công thức kỳ diệu nào đảm bảo quá trình cấy ghép thành công, nhưng có một số yếu tố về lối sống có thể giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho phôi thai của bạn:

  • Ăn chế độ ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Duy trì đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và bổ sung đủ chất điện giải.
  • Dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào được bác sĩ khuyên dùng, chẳng hạn như axit folic và vitamin D.
  • Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Tránh hút thuốc, uống rượu và dùng caffeine vì những thứ này có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Quá trình IVF, giai đoạn sau chuyển phôi bị sốt có sao không? 4
Điều bạn nên làm là thực hiện và duy trì chế độ sống lành mạnh để tăng điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển thành công

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình về việc “Sau chuyển phôi bị sốt có sao không?”. Hãy duy trì tinh thần lạc quan, tìm kiếm sự hỗ trợ từ đối tác, bạn bè, thành viên gia đình và các chuyên gia y tế để vượt qua những ngày chờ đợi đầy lo lắng này. Chúc bạn có một thai kỳ thật thành công.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin