Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vừa qua một kết quả nghiên cứu về dịch Covid-19 mới được công bố cho thấy rằng sau mỗi 16 tháng nếu không được tiêm vaccine chúng ta sẽ có nguy cơ tái mắc bệnh.
Đây là nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học tại đại học Yale thực hiện và đăng tải trên tạp chí Y khoa danh tiếng The Lancet vào đầu tháng 10 vừa qua.
Giáo sư Jeffrey Townsend và nhóm các cộng sự đã xây dựng mô hình tái nhiễm Covid-19 dựa trên các dữ liệu dịch tễ thu thập từ các chủng virus corona khác như Mers, Sars… Guardian cho biết các nhà nghiên cứu xác định tình trạng tái nhiễm sẽ thêm phổ biến khi hệ miễn dịch suy giảm hiệu lực, cụ thể là lúc tỷ lệ mắc tăng cao.
Trước đó cũng đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng miễn dịch tự nhiên trước Covid-19 sẽ suy giảm theo một thời gian nhất định. Phân tích của nhóm khoa học Đan Mạch chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân dưới 65 tuổi có 80% khả năng bảo vệ trong 6 tháng, còn đối với nhóm trên 65 tuổi thì con số này chỉ còn 47%.
Biến chủng Delta xuất hiện và lan nhanh khiến tình hình thêm phần tồi tệ. Khi số ca dương tính với Covid-19 tăng nhanh tại Anh, số ca tái nhiễm hay thậm chí là mắc bệnh lần 3 cũng dần phổ biến hơn bao giờ hết. Số liệu khảo sát trên 20,262 người Anh mắc Covid-19 từ tháng 7/2020 - 9/2021 có 296 người nằm trong nhóm “tái nhiễm”. Khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần xét nghiệm dương tính ở nhóm này là 203 ngày.
Ở Mỹ cũng ghi nhận tình trạng tái nhiễm, theo đó vào tháng 9 trong 3.9 triệu dân ở Oklahoma đã ghi nhận được đến 5.229 ca tái mắc Covid-19. Tỷ lệ ca tái nhiễm trên 100,000 dân trong bang này cũng tăng đến 350% so với hồi tháng 5.
Trước thực tế số ca tái mắc tăng nhanh, các nhà khoa học ở Anh đã đề xuất mở rộng tiêm chủng vaccine Covid-19 cho cả trẻ em ở tuổi đến trường. Bởi các chuyên gia lo ngại gánh nặng y tế sẽ tăng cao khi mùa đông đến. GS Stephen Griffin tại Đại học Leeds thông tin thêm rằng nếu virus lan nhanh và con người thường phơi nhiễm trước nó thì sẽ có càng nhiều người tái mắc hơn dù đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo quy định.
Cơ quan An ninh Y tế Anh hiện đang giám sát biến chủng AY.4.2 mới được xem là đột biến của biến chủng Delta. Báo cáo cho thấy từ tuần gần nhất có dữ liệu giải trình tự gen hoàn thiện vào ngày 27/9, biến chủng mới này đã chiếm khoảng 6% các ca nhiễm virus corona đã được giải trình tự gen.
Hơn nữa AY.4.2 cũng được xem là đang trong quỹ đạo tăng lây nhiễm, nó có chứa hai đột biến trong protein gai, được gọi là A222V và Y145H. Tuy nhiên giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge, Ravi Gupta nhận xét rằng đột biến này chưa thật sự đáng quan ngại. Ông cho rằng việc tập trung vào biến chủng mới khiến chúng ta quên đi những vấn đề quan trọng khác.
Đó chính là việc tiến độ tiêm chủng cho trẻ em ở Anh đang chậm lại. Theo các số liệu chính thức thì tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ từ 12-15 tuổi ở Anh hiện đang thấp hơn Scotland khoảng 3 lần. Về cơ bản không thể đổ lỗi tình trạng hiện tại ở Anh là do virus mà chủ yếu chính là do tình trạng lây nhiễm không được kiểm soát. Trong khi đó trẻ em là đối tượng dễ tổn thương vẫn chưa được tiêm chủng, chúng đang đi học lại và mắc Covid-19, rồi lây bệnh cho các thành viên trong gia đình.
Trước đó các biến chủng thúc đẩy số lượng ca nhiễm tăng nhanh ở Anh là biến chủng Alpha vào mùa đông năm 2020, và biến chủng Delta bùng phát khiến các ca nhiễm vào mùa xuân tăng mạnh. Gần đây số ca nhiễm hằng ngày tại Anh đang tăng nhanh trở lại khi có đến 39.624 ca mắc mới được ghi nhận vào ngày 16/10 vừa qua, đâu cũng là con số cao nhất từ hồi tháng 7 trở lại đây.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.