Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Quy trình tiếp cận bệnh nhân đau đầu từ A - Z

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Đau đầu là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc tiếp cận bệnh nhân đau đầu một cách khoa học và bài bản đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo về cách tiếp cận bệnh nhân đau đầu, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đau đầu la tình trạng đau có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của phần đầu, bao gồm mặt, da đầu, khu vực quanh mắt, thái dương và bên trong đâu. Đây là một trình trạng phổ biến mà bệnh nhân thường tìm đến sự chăm sóc ý tế. Vậy nên tiếp cận bệnh nhân đau đầu như thế nào? Tất cả những thông tin tham khảo về cách tiếp cận bệnh nhân đau đầu sẽ có trong bài viết dưới đây.

Việc tiếp cận bệnh nhân đau đầu một cách khoa học và bài bản đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý thông tin bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Tiếp cận bệnh nhân đau đầu bắt đầu bằng việc đánh giá tình trạng đau đầu

Việc đầu tiên là đánh giá tình trạng đau đầu. Cần xác định đây có phải là đau đầu thứ phát hay không? Tiếp theo cần kiểm tra những triệu chứng có thể gợi ý một số rối loạn tiềm ẩn nghiêm trọng. Nếu trong trường hợp không xác định được nguyên nhân hay bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào thì việc đánh giá nên tập trung vào chẩn đoán các bệnh lý đau đầu nguyên phát.

Tiếp cận tiếp theo: Hỏi bệnh sử của bệnh hiện mắc

Hỏi một số câu hỏi về bệnh sử của bệnh là một việc quan trọng khi tiếp cận bệnh nhân đau đầu, bao gồm những đặc điểm của đau đầu như: Vị trí, khoảng thời gian đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau, khởi phát đột ngột hay từ từ, cơn đau như thế nào (đau nhói, liên tục hay ngắt quãng,...).

Cần phải lưu ý những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm tình trạng đau đầu như vị trí đầu, thời điểm trong ngày, ánh sáng, giấc ngủ, hoạt động thể lực, âm thanh, hoạt động nhai hay mùi hôi. Bệnh nhân còn được hỏi về việc liệu rằng nhức đầu chỉ xảy ra khi đứng đúng không? Những cơn đau đầu như vậy có thể là một mối lo ngại vì đây là dấu hiệu có thể do bị rò rỉ dịch não tủy (CSF) hay hội chứng nhịp tim nhanh tư thế ứng (POST). 

Trường hợp bệnh nhân đã bị đau đầu trước đây hoặc tái phát, cần xem xác định chẩn đoán trước đó nếu có và liệu cơn đau đầu hiện tại có triệu chứng giống như vậy không. Những cơn đau đầu tái phát cần lưu ý những điều sau: Tuổi khởi phát, tần suất các đợt đau, đáp ứng với điều trị như thế nào bao gồm cả điều trị không kê đơn.

 Tiếp cận bệnh nhân đau đầu 1
Cần hỏi bệnh sử của bệnh khi tiếp cận bệnh nhân đau đầu

Đánh giá toàn diện tình trạng đau đầu

Một số triệu chứng gợi ý nguyên nhân cần được lưu ý khi đánh giá toàn diện bao gồm:

  • Buồn nôn: Thường gặp trong các trường hợp đau nửa đầu hoặc tăng áp lực nội sọ.
  • Sốt: Là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng, bao gồm viêm não, viêm màng não và viêm xoang.
  • Mắt đỏ và/hoặc rối loạn thị giác (nhìn thấy đốm sáng, nhìn mờ): Có thể cảnh báo tình trạng glôcôm góc đóng cấp tính.
  • Rối loạn thị giác: Bao gồm giảm thị lực, nhìn xa hoặc nhìn mờ, có thể liên quan đến đau nửa đầu thể mắt, tổn thương choán chỗ não hoặc tăng áp lực nội sọ nguyên phát.
  • Chảy nước mắt và đỏ mặt: Thường gặp trong các trường hợp đau đầu chùm.
  • Chảy nước mũi: Là triệu chứng điển hình của viêm xoang.
  • Ù tai kiểu mạch đập: Có thể do tăng áp lực nội sọ nguyên phát.
  • Aura (hiện tượng tiền triệu): Xuất hiện trước cơn đau nửa đầu, bao gồm rối loạn thị giác, cảm giác tê bì, thay đổi tâm trạng,...
  • Thiếu sót thần kinh khu trú: Gợi ý các bệnh lý như viêm não, viêm màng não, xuất huyết nội sọ, tụ máu dưới màng cứng, khối u hoặc tổn thương choán chỗ khác.
  • Động kinh: Có thể do viêm não, khối u hoặc khối choán chỗ.
  • Ngất khi khởi phát đau đầu: Cảnh báo nguy cơ xuất huyết dưới nhện.
  • Đau cơ và/hoặc thay đổi thị lực (ở người trên 50 tuổi): Gợi ý viêm động mạch tế bào khổng lồ.

Tiếp cận bệnh nhân đau đầu thông qua hỏi tiền sử bệnh

Bên cạnh việc đánh giá triệu chứng, tìm hiểu bệnh sử và tiền sử gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây đau đầu, từ đó hỗ trợ chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Bệnh sử:

  • Sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện: Đặc biệt là caffein, có thể dẫn đến đau đầu do cai nghiện.
  • Phơi nhiễm chất độc: Một số chất độc hại như chì, thủy ngân, carbon monoxide,... có thể gây ra đau đầu.
  • Chọc dò tủy sống gần đây: Có thể dẫn đến đau đầu do tăng áp lực sau thủ thuật.
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch: Tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến đau đầu.
  • Tăng huyết áp: Nguy cơ cao bị xuất huyết não, gây đau đầu dữ dội.
  • Ung thư: Nguy cơ di căn não, gây đau đầu do áp lực nội sọ tăng.
  • Sa sút trí tuệ: Có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh gây đau đầu.
  • Chấn thương đầu: Nguy cơ cao bị tổn thương não, dẫn đến đau đầu.
  • Rối loạn đông máu hoặc sử dụng thuốc chống đông máu: Tăng nguy cơ xuất huyết não, gây đau đầu.
  • Sử dụng ethanol (rượu bia): Nguy cơ cao bị khối máu tụ dưới màng cứng, gây đau đầu dữ dội.

Tiền sử gia đình: Tiền sử đau đầu đặc biệt là đau nửa đầu, có thể di truyền trong gia đình. Một số bệnh lý như đột quỵ, Alzheimer, Parkinson,... cũng có thể liên quan đến đau đầu.

Việc thu thập thông tin đầy đủ về bệnh sử và tiền sử gia đình sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về nguy cơ tiềm ẩn gây đau đầu, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả.

 Tiếp cận bệnh nhân đau đầu 2
Tiền sử gia đình giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về nguy cơ tiềm ẩn gây đau đầu

Tiếp cận bệnh nhân đau đầu thông qua khám thực thể

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu, việc đánh giá các dấu hiệu sinh tồn và thực hiện khám thực thể toàn diện là vô cùng quan trọng. Bao gồm các bước sau:

  • Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn: Đo nhiệt độ, nếu sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được lưu ý. Quan sát biểu hiện chung bồn chồn hoặc bình thản có thể gợi ý mức độ đau hoặc tình trạng bệnh lý.
  • Khám tổng quát: Tập trung vào đầu và cổ, kiểm tra các dấu hiệu bất thường như sưng, bầm tím, dị dạng mạch máu,...
  • Khám thần kinh toàn diện: Đánh giá chức năng thần kinh, bao gồm cảm giác, vận động, phối hợp, phản xạ,...
  • Khám da đầu: Tìm các vùng sưng và ấn đau có thể do áp xe, u nang hoặc các bệnh lý khác.
  • Khám mạch máu: Bắt các động mạch thái dương cùng bên, đánh giá lưu lượng máu, phát hiện tiếng thổi hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
  • Khám khớp thái dương hàm: Kiểm tra có sưng mềm, tiếng lạo xạo khi vận động hàm hay không.
  • Khám mắt: Quan sát mắt và vùng quanh ổ mắt, quan sát xem có dấu hiệu chảy nước mắt, đỏ mắt, xung huyết kết mạc. Đánh giá kích thước đồng tử, phản xạ ánh sáng, vận động nhãn cầu nhằm phát hiện các bất thường về chức năng thị giác. Soi đáy mắt, đo thị lực, kiểm tra tiền phòng và giác mạc bằng đèn khe nếu kết mạc đỏ (nếu có thể), đo nhãn áp nếu nghi ngờ tăng nhãn áp.
  • Khám tai, mũi, họng: Kiểm tra các lỗ mũi: Tìm kiếm dịch mủ, dấu hiệu viêm nhiễm. Quan sát có sưng tấy hay không, kiểm tra các răng tìm chỗ sưng nề.

Thực hiện một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Mặc dù phần lớn trường hợp đau đầu có thể chẩn đoán chỉ dựa trên triệu chứng và khám lâm sàng, một số xét nghiệm bổ sung có thể cần thiết để xác định nguyên nhân chính xác hoặc loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.

  • MRI nên thực hiện ngay lập tức cho bệnh nhân có các biểu hiện sau: Đau đầu "như sét đánh", thay đổi ý thức, dấu hiệu màng não, phù gai thị, thiếu sót thần kinh khu trú cấp tính.
  • CT scan: Có thể sử dụng thay thế MRI nếu MRI không sẵn sàng ngay lập tức.
  • Xét nghiệm dịch não tủy (CSF) được chỉ định thực hiện nếu có nghi ngờ viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, viêm não hoặc các viêm màng não khác (nếu không có chống chỉ định theo kết quả chẩn đoán hình ảnh). Đau đầu "như sét đánh" cũng được chỉ định thực hiện CSF ngay cả khi chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm bình thường (miễn là không có chống chỉ định chọc dò tủy sống). Đau đầu ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có phù gai thị cũng thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm dịch não tủy.
  • Đo nhãn áp: Thực hiện nếu nghi ngờ tăng nhãn áp góc đóng cấp.
  • Tốc độ máu lắng (ESR) và protein phản ứng C (CRP): Xác định nếu bệnh nhân có triệu chứng thị giác, khập khiễng hàm hoặc lưỡi, dấu hiệu động mạch thái dương hoặc các dấu hiệu khác gợi ý viêm động mạch tế bào khổng lồ.
  • Chụp CT xoang cạnh mũi: Loại trừ viêm xoang biến chứng nếu bệnh nhân có các biểu hiện gợi ý (Ví dụ: Đau trán, đau khi thay đổi tư thế, chảy máu cam, chảy nước mũi).
 Tiếp cận bệnh nhân đau đầu 3
Bệnh nhân có triệu chứng đau đầu “như sét đánh” được chỉ định thực hiện chụp MRI

Như vậy, những thông tin về cách tiếp cận bệnh nhân đau đầu đã khép lại. Đau đầu là một triệu chứng có thể cảnh báo nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Hãy đến cơ sở y tế, gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đau đầu hiệu quả, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Đau đầu căn nguyên mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin