Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 10/07/2022
Kích thước chữ

Ra mồ hôi tay chân là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Vậy mồ hôi tay chân ra nhiều là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào? Cùng tim hiểu trong bài viết sau nhé!

Ra mồ hôi tay chân khiến rất nhiều người tự ti trong giao tiếp nhất là khi phải bắt tay với đối tác hay nắm tay với những người thân yêu. Không chỉ vậy, mồ hôi tay cũng khiến người bị khó chịu trong cuộc sống hằng ngày.

Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?

Đổ mồ hôi tay chân nhiều là dấu hiệu của việc tăng tiết mồ hôi. Đây là một tình trạng mồ hôi ra nhiều kể cả khi bạn không ở nơi có nhiệt độ cao hay đang hoạt động mạnh. 

Đây là bệnh do rối loạn thần kinh thực vật hay thần kinh giao cảm gây ra. Người bệnh sẽ có triệu chứng tay chân ra nhiều mồ hôi có thể có mùi hôi khó chịu, lòng bàn tay và chân thường hay lạnh. Khi bị căng thẳng mồ hôi sẽ càng ra nhiều và nhỏ giọt làm người bị mất tự tin giao tiếp, gặp khó khăn trong việc cầm nắm các đồ vật. 

Ra mồ hôi tay chân có nguy hiểm không Đổ mồ hôi tay chân nhiều là dấu hiệu của việc tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi tay chân thường bắt gặp khởi phát trong thời điểm còn đi học. Đây là bệnh có xu hướng do di truyền từ gia đình.

Ngoài ra, ra nhiều mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý trong cơ thể như cường giáp, nhiễm độc, rối loạn nội tiết tố,...

Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân

Việc ra mồ hôi tay chân là một dấu hiệu thường thấy khi tăng nhiệt độ hoặc khi con người hoạt động mạnh như tập thể dục, vận động ngoài trời, làm việc nhà, lao động tay chân,... Tuy nhiên nếu ngay cả khi không thực hiện các vận động mà bạn vẫn bị ra nhiều mồ hôi tay chân thì rất có thể do các nguyên nhân như: Bệnh di truyền, mất cân bằng trong chế độ ăn uống (thiếu hụt các vitamin và khoáng chất), rối loạn thần kinh, bệnh về tuyến giáp, tác dụng phụ của các thuốc đang sử dụng, ảnh hưởng từ chứng tăng nhãn áp, nhiễm độc (cơ thể đào thải độc ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi).

Bên cạnh đó, ra mồ hôi tay nhiều vào mùa lạnh cũng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu. Theo nghiên cứu, ung thư bạch cầu ác tính sẽ gây rối loạn các hoạt động của cơ thể đặc biệt là hoạt động bài tiết, từ đó xuất hiện tình trạng tăng tiết mồ hôi ở tay và chân. Khi gặp tình trạng này bạn nên đến các bệnh viện kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị tích cực để kiểm soát bệnh.

Cách trị ra mồ hôi tay chân tại nhà hiệu quả

Hiện nay không có cách chữa hoàn toàn tình trạng ra mồ hôi tay chân, tuy nhiên có thể giảm thiểu việc tiết mồ hôi bằng một trong các cách sau đây.

Dùng thuốc trị mồ hôi tay chân

Các loại thuốc trị mồ hôi tay ra nhiều như: Thuốc kháng cholinergic (glycopyrrolate, oxybutynin, propantheline…) hay thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol…). Các thuốc này thường sẽ có nhiều tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, chóng mặt, tụt huyết áp,... nên chỉ sử dụng theo kê đơn từ bác sĩ để giữ an toàn cho sức khỏe nhé.

Dùng các thuốc bôi, xoa lên tay chân

Các thuốc trị mồ hôi tay chân ra nhiều thường sẽ dạng kem, gel thoa hoặc xịt lên các vùng này với thành phần hóa học chính là muối nhôm. Tác dụng của thuốc này là phủ kín các ống dẫn mồ hôi để không cho chúng thoát ra ngoài. Có thể duy trì việc ngăn mồ hôi ra ngoài từ 24 - 48 tiếng tùy theo loại thuốc. Loại thuốc thoa hay xịt ngoài này cũng mang đến một số tác dụng phụ như làm da bị kích ứng, ngứa rát hay nổi các mẩn đỏ nếu sử dụng mỗi ngày. Người bị nên lưu ý các vấn đề này để có cách sử dụng hợp lý nhất tránh gây ảnh hưởng tới da.

Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các phương pháp điều trị hiệu quả 2 Các thuốc thoa, xịt có thể kiểm soát việc ra mồ hôi tay từ 24 - 48 giờ

Điều trị bằng cách điện di ion

Phương pháp điện di này được sử dụng để giảm thiểu tình trạng ra mồ hôi tay chân bằng cách cho dòng điện có cường độ thấp chạy qua vùng da tiết mồ hôi nhiều và làm vô hiệu hóa tạm thời tại chỗ các tuyến mô này. Dòng điện này sẽ ở cường độ từ khoảng 10 - 30mA và di qua tay chân trong khoảng 20 - 40 phút trong khoảng 3 buổi/tuần. Khi đã thấy được hiệu quả thì duy trì 1 buổi/tuần. Cách điện di ion này cũng sẽ tạo ra các tác dụng phụ cho da như làm khô da, ngứa hoặc có thể làm bỏng điện lên da. Phương pháp này không được áp dụng hoặc phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu như bệnh nhân đang bị động kinh, tim hoặc đang được cấy ghép các kim loại trong cơ thể.

Sử dụng phấn rôm của trẻ em

Đây là một cách trị đổ mồ hôi tay chân hiệu quả mà ai cũng có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Phấn rôm có thể hút ẩm hấp thụ mồ hôi tay và giúp tay chân khô ráo trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó nó cũng giúp khử các mùi hôi do mồ hôi tiết ra, giúp bạn tự tin hơn trong các cuộc giao tiếp. Khi tay hoặc chân nhiều mồ hôi, bạn chỉ cần lấy một ít bột phấn rắc lên và xoa đều là có thể làm giảm tình trạng một cách dễ dàng.

Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các phương pháp điều trị hiệu quả 3 Dùng phấn rôm thoa lên tay chân để giảm thiểu việc tiết mồ hôi

Ra mồ hôi tay chân không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu ra quá nhiều, ra mồ hôi liên tục gây ra ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày thì bệnh nhân nên đi kiểm tra kỹ về nguyên nhân để phòng tránh các bệnh như ung thư, tuyến giáp, rối loạn thần kinh,... Bên cạnh đó, khi đã thăm khám xong bạn cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn các cách trị mồ hôi tay chân tận gốc phù hợp.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin