Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê, trong Y học cổ truyền Việt Nam có đến hơn 5000 cây thuốc khác nhau. Và một trong 50 dược liệu cơ bản của Y học cổ truyền có tên cà độc dược. Bạn có biết cây cà độc dược chữa bệnh gì không?
Cây cà độc dược tại Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau như mạn đà la, độc giã, cà lục lược, cà diên,… Tên khoa học của loại dược liệu này là Datura metel L. Khác với nhiều loài dược liệu, cà độc dược vừa có công dụng chữa bệnh lại vừa có độc tố có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Đây là lý do ngoài việc tìm hiểu cây cà độc dược chữa bệnh gì chúng ta cũng cần biết các lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
Cây cà độc dược có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi, hiện được phân bố tại nhiều nước trên thế giới. Có nhiều giống cà độc dược khác nhau được phân loại theo hình dáng, màu sắc hoa. Có loại cà độc dược hoa đơn, loại cà độc dược hoa kép. Có loại cà hoa tím, hoa trắng và cũng có loại lai giữa hoa tím và hoa trắng.
Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng cà độc dược có tên trong 50 dược liệu cơ bản của Y học cổ truyền. Xưa kia, cà độc dược mọc hoang trong tự nhiên. Nhưng ngày nay, cây cà độc dược được trồng ở các vùng dược liệu để khai thác làm thuốc chữa bệnh. Các thành phần được dùng làm vị thuốc chữa bệnh theo cả Y học và kinh nghiệm truyền miệng của cây gồm có lá, hoa và hạt.
Về đặc điểm, cây cà độc dược có thể cao 2m, thân phân thành nhiều cành nhánh. Phần dưới thân cây thường nhẵn bóng, màu xanh hoặc tím tùy loại. Lá cây khá lớn, hình trứng với đầu nhọn. Mép lá lượn đường hơi xẻ răng cưa, cuống lá dài. Hoa cà độc dược mọc ở kẽ lá với cuống hoa dài. Quả cà độc dược bên ngoài có gai, bên trong nhiều hạt dẹt.
Cây cà độc dược chữa bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ loại thực vật này được người dân ở nhiều nước trên thế giới áp dụng. Điển hình như ở Châu Phi người ta dùng cà độc dược để chữa hen suyễn, ho lao, viêm phế quản hay làm thuốc chữa rối loạn tâm thần.
Ở Ethiopia, người ta dùng dầu ép từ hạt cà độc dược để xoa bóp giảm đau nhức hoặc làm thuốc diệt chuột. Tại Ấn Độ, nước ép từ lá cà độc dược có thể dùng để chữa bệnh chàm, tẩy giun, hạ sốt. Người dân Trung Quốc lại sử dụng cây cà độc dược trong các bài thuốc an thần, giảm đau, giảm ho do hen suyễn. Người dân Mexico lại dùng cây cà độc dược để chữa viêm nhiễm, thấp khớp,…
Theo các tài liệu Y học cổ truyền Việt Nam ghi chép lại, cà độc dược có vị cay, tính ôn, vào kinh phế. Dược liệu này có tác dụng chữa hen suyễn, trừ phong thấp, chữa ho nhiều. Ngoài ra, vị thuốc này còn dùng để:
Nhiều người cảm thấy bất ngờ khi biết cây cà độc dược chữa bệnh gì. Có thể thấy, loại dược liệu này dù có độc tính nhưng vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cà độc được phổ biến nhất như:
Bài thuốc dùng cà độc dược chữa sâu răng là mẹo được lưu truyền trong dân gian, chưa được khoa học công nhận. Theo đó, người xưa dùng hạt cà độc dược, đặt trên viên ngói rồi đặt lên bếp lửa để làm chín. Tiếp sau đó, hạt cà đã chín được thả vào một bát nước sôi. Một chiếc phễu được úp lên trên, trùm kín miệng bát. Đầu nhỏ của phễu được ngậm vào miệng. Các chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng sẽ theo làn khói bay lên vào vào miệng của người bệnh. Mỗi lần làm như vậy khoảng 10 phút và thực hiện đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt.
Tuy nhiên, mẹo dân gian chữa sâu răng bằng cà độc dược không phải phương pháp trị bệnh chính thống được khoa học công nhận. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng trước khi quyết định áp dụng.
Để chữa bệnh ho hen, người bệnh có thể dùng hoa hoặc lá cây cà, phơi khô, thái nhỏ. Sau đó, người bệnh sẽ dùng 1 phần hoa hoặc lá cà độc dược đã khô, 1 phần kali nitrat trộn vào nhau rồi cuộn vào giấy như điếu thuốc lá. Mỗi ngày hút khoảng 1 - 1,5g vào lúc có cơn hen, triệu chứng hen suyễn sẽ giảm.
Với bài thuốc này, người bệnh có thể dùng cả cành, lá, hoa, rễ cây cà độc dược mang rửa sạch, phơi khô rồi ngâm rượu. Rượu ngâm sau 10 ngày có thể dùng để xoa bóp lên các khớp xương bị đau. Kiên trì sử dụng bài thuốc xoa bóp này sẽ giúp giảm đau nhức đáng kể.
Người bệnh lấy một nắm lá cà độc dược hơ nóng trên bếp lửa rồi đắp lên vị trí đau nhức. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần đắp một lần, kiên trì trong một tuần sẽ thấy triệu chứng đau nhức giảm hẳn.
Mụn nhọt gây sưng đau, bạn chỉ cần dùng rượu ngâm cà độc dược bôi lên nốt mụn. Vài ngày sau tình trạng sưng sẽ giảm và mụn nhọt dần lặn mất.
Để chữa viêm xoang, người bệnh dùng lá cà độc dược tươi hoặc khô mang thái nhỏ, cho vào một lon sữa trống rỗng. Trên nắp lon sữa, người bệnh đục một lỗ nhỏ. Mang lon sữa chứa lá cà độc dược đặt lên bếp lửa và đun. Đến khi nào thấy khói tỏa ra, người bệnh dùng tờ bìa cuộn lại thành hình phễu, cắm đầu nhỏ của phễu vào lỗ đã đục trên vỏ lon sữa.
Khi khói theo chiếc phễu bay ra, người bệnh hít bằng mũi và thở ra bằng miệng trong khoảng 5 phút. Áp dụng cách chữa này 2 lần mỗi ngày, trong vòng 1 tháng triệu chứng xoang sẽ giảm hẳn.
Cây cà độc dược chữa bệnh gì đến đây bạn đã biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để dùng bài thuốc này. Cây cà độc dược có tính độc nên chống chỉ định với các đối tượng sau:
Cây cà độc dược tuy là dược liệu nhưng cũng được xếp vào danh sách chất độc bảng A. Vì vậy, ngay cả khi đã biết cây cà độc dược chữa bệnh gì, người bệnh cũng không được tự ý mua và sử dụng mà không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Xem thêm: