Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết người Việt đều biết đến cây mơ lông. Đây không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thuốc dân dã nhưng nhiều công dụng trong vườn người Việt. Thật đáng tiếc nếu như ai đó chưa biết lá mơ có tác dụng gì và công dụng ra sao.
Từ xa xưa, người Việt đã có thói quen dùng các loại rau gia vị đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh. Lá mơ hay lá mơ lông là một trong số đó. Dù chỉ là một loại rau dân dã, hay leo ở bờ tường hay hàng rào, nhưng lá mơ lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Cùng Long Châu tìm hiểu lá mơ có tác dụng gì và cách dùng lá mơ bạn nhé!
Cây mơ lông (tên khoa học Paederia tomentosa) còn được biết đến với những tên gọi là lá mơ lông, mơ leo, dây mơ lông, mơ tam thể, ngưu bì đống,… Cây thuộc họ cà phê, được trồng làm rau gia vị đồng thời là vị thuốc. Đây là loài thực vật dạng dây leo, dễ trồng, sống khỏe. Lá mơ lông mọc đối nhau, hình trứng, nhọn ở đầu. Trên lá được bao phủ bởi một lớp lông mịn, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới lá màu tím. Khi vò nát, lá mơ lông có mùi khá đặc trưng, có thể hơi hôi với nhiều người. Vì vậy, mơ lông còn được gọi là cây thúi địch.
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây mơ lông là lá. Thân và rễ được sử dụng ít hơn. Lá mơ lông được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Thân và rễ sẽ được cắt ngắn, dùng tươi hoặc mang phơi khô để bảo quản dùng dần.
Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng xen chát, tính mát, có mùi đặc trưng có thể là khó ngửi với nhiều người. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy trong loại lá này các thành phần như: Tinh dầu, protein, vitamin C, caroten và một số thành phần khác. Lá mơ có những tác dụng như:
Có nhiều mẹo dùng lá mơ chăm sóc sức khỏe và bài thuốc trị bệnh bằng lá mơ được lưu truyền từ xưa đến nay.
Không khó hiểu khi loại rau gia vị này xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến với thành phần có lá mơ lông như:
Muốn chữa giun kim, giun đũa, bạn dùng khoảng 50g lá mơ sạch, giã nhỏ cùng một chút muối rồi vắt lấy nước cốt uống. Bạn cũng có thể ăn lá mơ tươi sống. Hãy dùng bài thuốc này vào 3 buổi sáng liên tiếp khi bụng còn trống rỗng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nước cốt lá mơ lông bơm thụt hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi bơm nước thuốc xong cần giữ lại từ 15 - 20 phút mới phát huy tác dụng.
Các thành phần tương tự như kháng sinh có trong lá mơ có tác dụng diệt khuẩn lỵ amip và shigella gây nên bệnh kiết lỵ.
Để chữa chứng bệnh này, người bệnh dùng lá mơ lông rửa sạch, thái nhuyễn, trộn cùng lòng đỏ trứng gà. Sau đó, bạn dùng lá chuối tươi, rửa sạch, lót xuống đáy chảo. Hỗn hợp trứng lá mơ được đổ lên trên, đun trên lửa nhỏ đến khi chín thì lật mặt. Món ăn chín đều hai mặt là bạn đã có thể thưởng thức. Ăn món này khi nóng, ăn liên tục trong 3 - 5 ngày sẽ giảm các triệu chứng kiết lỵ và một số bệnh đường ruột khác.
Với bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, bạn có đến 3 cách khác nhau để giảm các triệu chứng bằng lá mơ. Cụ thể là:
Lá mơ có tác dụng gì? Loại lá này có tác dụng chữa viêm đại tràng khá hiệu nghiệm. Người hay bị đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, hay bị đầy bụng, chướng hơi nên dùng bài thuốc này: Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ, trộn cùng nước cốt gừng tươi và trứng gà. Tất cả cho vào hấp cách thủy. Khi chín bạn hay ăn ngay lúc món ăn còn nóng. Mỗi ngày ăn 1 lần, áp dụng trong 15 ngày liên tiếp các triệu chứng như trên sẽ giảm hẳn.
Ngoài những bài thuốc trên, bạn còn có thể dùng lá mơ lông giảm triệu chứng bệnh trĩ và nhiều bệnh khác.
Lá mơ có nhiều công dụng nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý:
Qua nội dung bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin lá mơ lông có tác dụng gì. Bạn có thể dùng lá mơ để ăn sống hay kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến các món ăn vừa ngon vừa bổ. Có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng đúng hướng dẫn của thầy thuốc, không nên kết hợp các nguyên liệu tùy ý để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.