Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rách bán phần dây chằng chéo trước và những điều cần biết

Ngày 15/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước. Nhưng không phải ai cũng hiểu về chấn thương này để có cách xử lý phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng rách bán phần dây chằng chéo trước.

Rách bán phần dây chằng chéo trước là tình trạng tổn thương ở khớp gối làm cho bệnh nhân đau đớn, khớp mất ổn định. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải chấn thương này, đặc biệt là những người thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,... Vậy làm sao để phòng ngừa chấn thương này xảy ra.

Tổng quan về chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau tạo thành hình chữ X tạo sự ổn định cho đầu gối Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau tạo thành hình chữ X tạo sự ổn định cho đầu gối

Là chấn thương gì?

Rách bán phần dây chằng chéo trước là một loại chấn thương thường xuyên xảy ra ở đầu gối. Chấn thương này là tình trạng dây chằng chéo trước bị đứt một phần.

Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau tạo thành hình chữ X tại khớp gối. Chữ X này tạo sự ổn định cho đầu gối. Đồng thời giữ vai trò kiểm soát chuyển động của khớp. Chính vì vậy, khi bị rách bán phần dây chằng chéo trước người bệnh sẽ có cảm giác lỏng lẻo ở khớp gối và khó khăn trong đi lại.

Chấn thương này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nên cần phải điều trị càng sớm càng tốt, điều này cũng giúp hạn chế những biến chứng xảy ra. Phần lớn các trường hợp rách bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi bằng các phương pháp bảo tồn như vật lý trị liệu, bất động và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu dây chằng tổn thương nặng có nguy cơ đứt hoặc kèm theo những thương tổn khác thì có thể sẽ cần phải phẫu thuật để điều trị.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương

Ngay khi bị rách bán phần dây chằng chéo trước, người bị thương thường có những triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện những cơn đau nhiều mức độ ở đầu gối.
  • Khu vực chấn thương bị sưng lên nhanh chóng.
  • Xuất hiện tấy đỏ, bầm tím xung quanh khu vực bị thương.
  • Một số chức năng của khớp gối bị hạn chế, ví dụ như chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, đi lại khó khăn.
  • Khớp gối bị mất tính ổn định, trở nên lỏng lẻo.

Nguyên nhân gây chấn thương

Cơ chế không tiếp xúc là nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo trước Cơ chế không tiếp xúc là nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước

Cơ chế không tiếp xúc là nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước. Chỉ một số ít trường hợp gặp chấn thương do bị va chạm trực tiếp với người hoặc vật.

Tổn thương này thường sẽ liên quan đến các vấn đề sau:

  • Đột ngột giảm tốc độ khi đang chạy nhanh.
  • Các động tác lách, xoay người hay chuyển hướng.
  • Tiếp đất sai kỹ thuật, vụng về.

Chính vì những vấn đề trên mà tình trạng này thường gặp phổ biến ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người thường xuyên chơi thể thao.

Chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp rách bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên thời gian phục hồi dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng chấn thương của từng người. Những người bị chấn thương nặng hoặc chấn thương kèm theo những tổn thương khác thì sẽ mất nhiều thời gian phục hồi hơn.

Bên cạnh đó, nếu điều trị muộn hoặc quá trình điều trị không thuận lợi thì người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sau đây:

  • Đau đầu gối mạn tính.
  • Khả năng vận động bị giảm.
  • Khớp gối mất tính ổn định.
  • Viêm khớp gối hoặc thoái hóa khớp.
Hầu hết các trường hợp đứt bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi hoàn toàn Hầu hết các trường hợp rách bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi hoàn toàn

Cách phòng ngừa chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước

Như đã đề cập ở trên, đa phần các chấn thương rách bán phần dây chằng chéo trước thường liên quan đến những chuyển động đột ngột trong thể thao và sinh hoạt. Do đó, để ngăn ngừa chấn thương bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:

  • Không đột ngột giảm tốc độ khi đang chạy nhanh cũng như thực hiện các động tác lách người, xoay người cẩn trọng.
  • Hạn chế nhảy cao và tiếp đất.
  • Tập luyện kỹ thuật tiếp đất thành thạo, không nghiêng người sang một bên khi tiếp đất.
  • Tránh tác động lực trực tiếp vào đầu gối trong khi chơi thể thao hay trong các hoạt động hàng ngày.
  • Khởi động trước khi tập luyện để tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp gối.
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Ưu tiên các môn như yoga, bơi lội, đạp xe,... bởi vì các bài tập này giúp tăng cường sức khỏe của cơ gân, tăng sức bền và độ linh hoạt.

Rácg bán phần dây chằng trước có thể phục hồi nhanh nếu được điều trị sớm và đúng cách. Vậy nên người bệnh cần được sơ cứu ngay sau khi gặp chấn thương và tiếp nhận điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó cũng đừng quên áp dụng những biện pháp phòng ngừa chấn thương để bảo đảm an toàn cho khớp gối của bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm