Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Răng cửa là răng chính, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của cả hàm răng. Nhiều người có răng cửa bị sâu đen khiến họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây sâu đen răng cửa là gì? Cách khắc phục ra sao?
Trên khuôn hàm, có thể nói răng cửa là chiếc răng “đại diện”, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng nói riêng và của cả khuôn mặt nói chung. Khi răng cửa bị sâu đen, không chỉ có chức năng nhai cắn bị ảnh hưởng và tâm lý và sự tự tin trong giao tiếp cũng bị giảm ảnh hưởng đáng kể. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng sâu đen răng cửa là việc cần thiết với nhiều người.
Thủ phạm gây sâu răng cửa chính là do các vi khuẩn có thể sinh sống và hoạt động ở các mảng bám trên răng. Các mảng bám này hình thành và tích tụ theo thời gian khi chúng ta không vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày và không có thói quen lấy cao răng định kỳ. Các loại vi khuẩn gây sâu răng có thể chuyển đổi đường trong thức ăn thành acid. Những acid này có thể làm mòn men răng, ngà răng và bắt đầu làm hỏng răng của bạn.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị sâu đen răng cửa. Tuy nhiên, một số người sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác như:
Ban đầu, khi răng cửa mới bị sâu, trên bề mặt răng có thể xuất hiện các lỗ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các lỗ này sẽ lớn dần lên và chuyển sang màu đen. Răng bị sâu đen thường là sâu răng ở mức độ nặng. Khi các khoang sâu càng lớn, triệu chứng càng rõ ràng. Ngoài quan sát thấy các khoang sâu màu đen, người bị sâu răng còn có thể gặp các triệu chứng như:
Răng cửa bị sâu đen trước hết làm ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn của răng cửa. Răng cửa có nhiệm vụ cắn, chia nhỏ mảnh thức ăn để đưa vào miệng, trước khi những răng hàm thực hiện chức năng nhai nghiền. Khi răng cửa bị sâu, chúng ta sẽ ít sử dụng nó đồng nghĩa với việc các răng còn lại phải làm việc nhiều hơn.
Răng cửa sâu đen ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bị sâu răng. Vì có vị trí nằm ở giữa cung hàm nên chiếc răng cửa bị sâu rất dễ bị lộ mỗi khi bạn cười nói. Nhiều người bị sâu răng nghiêm trọng xuất hiện tâm lý ngại giao tiếp, bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Khi bị sâu răng cửa, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý khác như hôi miệng, viêm tủy răng, viêm quanh chóp răng, nhiễm trùng răng, mất răng. Những chiếc răng cửa bị sâu nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến sâu răng lan ra cả hàm.
Khi được nha sĩ chẩn đoán răng cửa bị sâu đen, nếu gặp các triệu chứng đau nhức khó chịu, bạn nên báo với nha sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Thông thường, nha sĩ sẽ loại bỏ phần bị sâu để tránh lây lan sang các răng lân cận. Răng cửa có đặc điểm là mảnh, rìa răng có men răng mỏng nên khi nạo vết sâu dễ làm mất nhiều mô răng.
Sau khi loại bỏ phần răng bị sâu, tùy mức độ sâu răng của mỗi người, nha sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp như chấm thuốc kiểm soát sâu răng, hàn răng, bọc răng,… Cụ thể là:
Răng cửa bị sâu đen nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Muốn phát hiện sớm sâu răng, hàng ngày bạn nên chú trọng vệ sinh răng miệng và không quên quan sát kỹ hàm răng của mình. Thói quen khám nha khoa định kỳ cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm sâu răng ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên.
Người bị sâu đen răng cửa nên lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng:
Răng cửa bị sâu đen ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn thức ăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Vì vậy, thường xuyên khám nha khoa để phát hiện sớm sâu răng là việc vô cùng quan trọng. Sâu răng cửa được phát hiện càng sớm càng tránh tổn thương tủy răng hay làm lây lan sâu răng sang các răng lân cận.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.