Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng sâu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tủy, hình thành nang chân răng… Và nguy hiểm nhất là mất răng. Vậy răng sâu nặng có trám được không?
Răng sâu nặng có trám được không? Đây vẫn luôn là chủ đề quan tâm của nhiều độc giả bởi lẽ trám răng là phương pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng sâu răng đồng thời tiết kiệm chi phí tối ưu.
Như các bạn đã biết, trám răng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng sâu răng. Vậy răng sâu nặng có trám được không?
Trên thực tế, trám răng thường được chỉ định đối với những trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, có lỗ sâu nhỏ hoặc chỉ mới chớm sâu. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để loại bỏ phần mô răng bị sâu huỷ hoại đi sau đó sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy vào khoang sâu răng đã được nạo sạch đó.
Để biết răng sâu nặng có trám được không, tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn bởi việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy theo từng trường hợp cụ thể. Theo các nha sĩ:
Trong trường hợp răng bị sâu nặng song vẫn trám lại được, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Răng sâu nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nghiêm trọng nhất là mất răng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai cũng như cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, việc chủ động phòng ngừa sâu răng là việc làm vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngừa sâu răng hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách là một trong những biện pháp ngăn ngừa sâu răng đơn giản và hiệu quả bởi việc không đảm bảo vệ sinh răng miệng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi lần ăn để tránh tình trạng thức ăn tồn đọng lại gây sâu răng.
Khi chải răng, bạn nghiêng bàn chải 45 độ sao cho phần đầu bàn chải tiếp xúc đều cả răng và nướu. Khi chải, bạn nên xoay tròn bàn chải và vệ sinh tất cả các mặt của răng. Đối với nhóm răng cửa bạn cần chải mặt trong và mặt ngoài còn với nhóm răng hàm cần chải sạch 3 mặt bao gồm mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.
Bạn cần lưu ý, không đưa bàn chải ngang để tránh gây hại men răng, gây mòn cổ răng và chảy máu chân răng. Để nâng cao hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp thêm máy tăm nước và chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Khi vệ sinh răng, bạn nên kết hợp sức miệng với nước muối hoặc nước súc miệng để nâng cao hiệu quả ngừa sâu răng.
Để ngăn ngừa sâu răng, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống. Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, canxi, vitamin và muối khoáng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo… để tránh tình trạng sâu răng có môi trường phát triển lý tưởng.
Ngoài ra, mỗi ngày, bạn nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước giúp khoang miệng không bị khô, nguy cơ viêm nhiễm sâu răng cũng vì thế mà được hạn chế.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên định kỳ đi thăm khám sức khỏe răng miệng 3 - 6 tháng/lần. Việc làm này không chỉ giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe răng miệng mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng bất thường sớm như viêm nhiễm hoặc sâu răng từ đó có các phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh để tình trạng sâu răng hay các bệnh lý răng miệng tiến triển nặng.
Đặc biệt, nếu nhận thấy bất cứ vấn đề bất thường nào liên quan đến sức khỏe răng miệng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan hoặc tự ý xử trí tại nhà bởi nếu xử trí sai sẽ khiến cho tình trạng sâu răng càng trở nên nghiêm trọng, quá trình chữa trị sẽ kéo dài hơn và chi phí sẽ vô cùng tốn kém.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng răng sâu nặng. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này từ đó giải đáp được thắc mắc răng sâu nặng có trám được không, để có hướng điều trị và bảo vệ răng thích hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...