Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau đắng được biết đến là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giá thành phải chăng và xuất hiện phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thế nhưng công dụng thực sự của loại rau này là gì, có nên ăn thường xuyên không thì không phải ai cũng biết.
Không chỉ là một loại thực phẩm, rau đắng còn là một vị thuốc hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh thường gặp. Vì thế, nhiều người tăng cường ăn rau đắng để vừa bổ sung chất xơ từ rau xanh, vừa để đạt được những lợi ích sức khỏe của loại rau này. Vậy ăn rau đắng thường xuyên có tốt không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Rau đắng (hay còn gọi là rau xương cá) là một loại cây thân thảo thuộc họ rau răm. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi như ruộng hoang, các hố nông cạn nước vào mùa khô, kênh mương, đầm lầy, các vùng cửa sông ven biển,... Trong thành phần của rau đắng có chứa tinh dầu, galic, oxalic, axit silicic, các axit amin, các glycosid, các dẫn chất polyphenol,...
Ở nước ta có hai loại rau đắng là rau đắng đất và rau đắng biển, mỗi loại có một số đặc điểm riêng như sau:
Rau đắng có vị hơi nhẫn nhưng lại rất thơm ngon khiến ăn là nhớ nên được nhiều người yêu thích. Rau có thể ăn sống cả phần lá và thân cùng với cháo nóng, đặc biệt là cháo cá lóc hoặc cháo cá kèo, vừa ngon miệng lại rất tốt cho sức khỏe.
Nếu ngại vị đắng của rau khi ăn sống thì bạn có thể luộc chín rau rồi ăn chung với thịt kho hoặc cá kho cũng rất ngon. Ngoài ra, có thể sử dụng rau đắng để nấu canh, nấu lẩu, xào cùng với tôm, thịt để giảm bớt vị đắng của rau.
Đằng sau vị đắng của rau là rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, có thể kể đến một số công dụng nổi bật dưới đây.
Trong rau đắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà quá trình trao đổi chất được thúc đẩy hiệu quả, khắc phục tình trạng lão hóa, phòng ngừa ung thư, bảo vệ hệ thống tim mạch,...
Rau đắng chứa các hợp chất có thể giúp giảm sưng và ngăn chặn tình trạng bị kích ứng. Vì thế, rau đắng là loại thực phẩm rất tốt đối với những người bị viêm khớp, bệnh gout và các bệnh lý về viêm nhiễm khác.
Rau đắng khi nhai nát hoặc sử dụng để pha trà sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe của hệ thống hô hấp. Người bị viêm phế quản hoặc viêm xoang sử dụng loại rau này sẽ giúp long đờm, loại bỏ chất nhầy, giảm viêm, giảm đau ở họng và đường hô hấp hiệu quả.
Hàm lượng vitamin C trong rau đắng khá cao, bên cạnh đó còn có các chất như tanin, saponin, flavonoid,... Do đó, ăn rau đắng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chống lại các virus và mầm bệnh.
Lá rau đắng có tác động tích cực tới các phản ứng trung hòa nên rất tốt đối với hệ thần kinh. Ăn rau đắng có thể phòng ngừa được các cơn động kinh và các dạng bệnh về thần kinh khác như chứng đau dây thần kinh, rối loạn lưỡng cực,...
Rau đắng rất tốt và có nhiều lợi ích cho sức khỏe là vậy, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Không nên ăn rau đắng liên tục trên 3 tháng mà hãy điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, chỉ nên bổ sung rau đắng khi cần hỗ trợ điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó.
Người có hệ tiêu hóa không khỏe không nên ăn quá nhiều rau đắng trong một bữa ăn vì có thể bị đi tiêu lỏng. Phụ nữ mang thai cũng nên cẩn trọng và hạn chế sử dụng quá nhiều rau đắng vì có thể bị co bóp tử cung, tăng nguy cơ xuất huyết dẫn đến sảy thai.
Một số chị em chỉ sử dụng rau đắng như một biện pháp ăn kiêng giảm béo có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn, đầy tức bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, nên kết hợp ăn rau đắng với các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời tập luyện thường xuyên mới đạt hiệu quả giảm cân như mong muốn.
Như vậy, rau đắng là một loại rau có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về loại rau này, từ đó có cách sử dụng sao cho hiệu quả và hợp lý.
Nhà thuốc Long Châu cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.