Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau khúc được biết đến như một loại thảo mộc có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Cùng bài viết bên dưới khám phá những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại cây này nhé!
Rau khúc có mặt trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của người dân Việt Nam. Đây cũng là loại rau mang hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy, rau khúc có những công dụng gì đối với sức khỏe con người?
Thông tin về cây rau khúc vẫn còn xa lạ đối với một số người.
Rau khúc còn có tên gọi khác là thanh minh thảo, tên khoa học là Gnaphalium Uliginosum. Đây là một loại thực vật thuộc họ Cúc, thân len bao gồm hoa cúc, cỏ phấn hương, cúc tần, cúc vạn thọ và nhiều loài cây khác.
Cây khúc mọc thành từng cụm đứng với chiều cao từ 20 - 30cm. Toàn thân của cây được bao phủ lớp lông trắng như len. Lá của cây có dạng hình mũi mác với đầu hơi nhọn, mọc so le nhau. Chiều dài của lá rơi vào khoảng 4 - 6cm và rộng từ 0.5 - 0.8cm. Mặt dưới và trên của lá đều được bao phủ bởi lớp lông len, có gân giữa nổi rất rõ. Hoa của rau khúc nở thành cụm tại ngọn thân với các cánh màu vàng nhỏ khoảng 2mm. Quả hình dạng trứng và có các hạch nhỏ. Thông thường, cây sẽ ra hoa kết quả vào khoảng tháng 3 - 5.
Rau khúc ưa thích sống trong môi trường ẩm ướt như ruộng cát, ven đường, mương, hồ nước hay các ruộng ngũ cốc,...
Khúc được chia thành hai loại là rau khúc tẻ và rau khúc nếp. Phân biệt hai loại khá đơn giản vì khúc tẻ thường có lá to hơn khúc nếp. Mặt khác, khúc nếp có hương thơm và được đánh giá cao về hương vị hơn so với khúc tẻ.
Rau khúc xuất hiện nhiều ở các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Trung Quốc, Nepal, Thái Lan, Ấn Độ hay Nhật Bản. Tại Việt Nam, loại rau phân bố nhiều ở các tỉnh trải từ Hà Giang cho tới Bảo Lộc bao gồm Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang,...
Rau khúc được biết đến như một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe con người. Nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc khác nhau. Mặt khác, lá của rau khúc thường được người dân Việt Nam làm thực phẩm chế biến các món ăn như rau khúc nấu xôi, rau khúc làm bánh,... Do đó, không thể phủ nhận loại cây này mang đến rất nhiều lợi ích cho con người.
Cây rau khúc được thu hoạch quanh năm. Thảo dược này có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô.
Nhiều người không khỏi thắc mắc rau khúc có tác dụng gì. Loại rau này đem đến đa dạng những tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh khác nhau. Có thể kể đến như:
Các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ rau khúc đã nổi tiếng từ xưa. Có thể kể đến như:
Rau khúc có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng đối với người có cơ địa mẫn cảm hoặc bị dị ứng với các loại thực vật họ Cúc và Compositae. Chúng bao gồm hoa cúc, cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, cúc tần cùng một số loại khác. Mặc dù các thực phẩm tự nhiên có tính an toàn nhất định nhưng không có gì là tuyệt đối. Do đó, liều lượng sử dụng là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Bạn cần đảm bảo làm theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này vào việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý. Liều lượng phù hợp để sử dụng rau khúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, cơ địa,... Tại thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để có thể xác định phạm vi liều lượng thảo dược cây khúc phù hợp.
Mặt khác, bạn cần thông báo cho các bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc, dược phẩm chức năng đang sử dụng. Đây là cách giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hạn chế những rủi ro có thể xuất hiện.
Một số trường hợp sau đây cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa:
Rau khúc đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách dùng cũng như liều lượng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà đối với các mục đích điều trị hay hỗ trợ điều trị bệnh.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.