Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rau trai ăn được không? Công dụng là gì?

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rau trai là cây cỏ dại thường mọc nhiều ở các nơi đất ẩm hoặc ruộng vườn. Nhiều người thắc mắc rau trai ăn được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Cây rau trai thuộc loài cây thân thảo mọc ở bờ ruộng, khi ngắt ra có nước hơi nhớt. Rau trai thường phát triển rất mạnh sau những cơn mưa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến công dụng của loại cây này, thậm chí còn băn khoăn liệu rau trai ăn được không. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu về công dụng của rau trai và cách chế biến loại rau này để đạt được hiệu quả sức khoẻ tốt nhất nhé!

Tìm hiểu về rau trai

Rau trai, hay còn được gọi là cây thài lài trắng vốn không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Loại cây này đặc biệt mọc nhiều ở các vùng ẩm ướt như bờ ruộng và phát triển mạnh vào các mùa mưa.

Rau trai là thực vật thân thảo có lông tơ mềm, với chiều cao trung bình từ 20 - 60 cm. Thài lài trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc, là loại cây nhiệt đới có khả năng tái sinh mạnh mẽ ngay cả khi bị cắt. Cây rau trai có thể được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô tuỳ theo bài thuốc Đông y được áp dụng.

Cây rau trai vị ngọt nhạt và có tác dụng thanh nhiệt. Trong các bài thuốc Đông y, cây rau trai thường được dùng toàn cây chế biến để điều trị một số bệnh về đường hô hấp hay nhiễm khuẩn.

Rau trai ăn được không? Công dụng là gì? 1
Cây rau trai có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ trong khí hậu nhiệt đới

Nhiều người thắc mắc rau trai ăn được không?

Rau trai ăn được không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế thì loại rau này lần đầu biết đến như một loại thức ăn phổ biến ở quê nhà. Rau trai có thể dễ dàng tìm thấy ở các bờ ruộng và được chế biến với nhiều cách thức đa dạng như luộc, xào, nấu canh.

Với sự phát triển của nền y học cổ truyền, rau trai thậm chí còn được ứng dụng rộng rãi hơn trong các bài thuốc. Theo Đông y, rau trai hay thài lài trắng có vị ngọt, tính thanh nhiệt và kháng viêm mạnh mẽ. Do đó, cây rau này thường được dùng để chữa các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan hay các loại nhiễm khuẩn tiết niệu, phù thũng,…

Rau trai ăn được không? Công dụng là gì? 2
Rau trai ăn được không là vấn đề đang được quan tâm

Bên cạnh nhiều công dụng tuyệt vời, rau trai còn được ưa chuộng bởi khả năng dễ dàng bảo quản và có thể phát huy công dụng dù ở cả hai dạng cây khô hay tươi. Ngoài ra, với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, cây thài lài trắng có thể được thu hoạch để nấu thuốc bất kì lúc nào.

Lợi ích sức khoẻ của rau trai bạn nên biết

Bên cạnh những thắc mắc về rau trai ăn được không, nhiều người cũng quan tâm các lợi ích sức khoẻ mà loại cây này mang lại.

Theo y học cổ truyền

Nhờ vào tính hàn, vị nhạt ngọt, cây rau trai cũng thường xuyên được áp dụng trong các bài thuốc lợi thuỷ tiêu thũng, lương huyết hay thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Theo y học hiện đại

Với thành phần đa dạng các hợp chất hoá học, rau trai có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Nhờ vào hoạt tính kháng khuẩn của axit p-hydroxycinnamic, rau trai thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường hô hấp trên như viêm hầu họng, viêm amidan, cảm cúm,… hay kháng viêm các nốt mụn mủ, trị các nốt sưng viêm do côn trùng cắn.

Ngoài ra, hoạt chất D-mannitol có trong rau trai đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng giảm ho hiệu quả. Do đó, sử dụng rau trai cho người bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ nhỏ cho thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ sau vài ngày.

Thành phần glucosidase có trong cây thài lài trắng cũng có khả năng ổn định đường huyết ở các đối tượng mắc đái tháo đường. Cao chiết cây rau trai đặc biệt có tác dụng kìm hãm các tế bào bạch cầu bị ung thư hoá nhờ vào hoạt chất benzen trong loại cây này.

Rau trai ăn được không? Công dụng là gì? 3
Rau trai có tác dụng giảm ho và các triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp trên

Một số bài thuốc kinh điển từ rau trai

Dưới đây là một số bài thuốc kinh điển từ rau trai thường được áp dụng trong y học cổ truyền.

Chữa viêm ruột, kiết lỵ

Tuy rau trai có tính hàn nhưng vẫn mang khả năng trị kiết lỵ tốt nhờ vào tính kháng khuẩn. 30g rau trai tươi rửa sạch cắt khúc sắc với 700 ml nước. Khi còn khoảng 150 ml nước, bạn có thể dùng nước này chia nhiều lần uống trong ngày đến khi tình trạng kiết lỵ hoàn toàn khỏi hẳn.

Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng

Bài thuốc từ cây thài lài trắng để trị phù thũng là sự kết hợp giữa 3 loại cây: rau trai, cỏ xước và mã đề. Dùng 30g mỗi loại cây sắc lấy nước và uống hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh dần dần thuyên giảm đáng kể.

Chữa phong thấp, viêm khớp

Bài thuốc là sự kết hợp giữa rau trai tươi thái nhỏ và hạt đậu đỏ theo tỉ lệ 1:1. Cho cả 2 loại vào nồi nước và nấu chín. Đối với bài thuốc này, không chỉ lấy nước dùng mà ăn luôn cả cái lẫn nước để đạt được hiệu quả chữa phong thấp, viêm khớp.

Chữa viêm đường hô hấp trên

Dùng 30g mỗi loại rau trai, lá bồ công anh và dâu tằm sắc nước và dùng hàng ngày giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Tóm lại, rau trai là loại thảo dược đa công dụng cho sức khoẻ của con người. Ngoài ra, rau trai còn khá phổ biến và dễ dàng tìm thấy ở các bờ ruộng nên được áp dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn trả lời được câu hỏi liệu rau trai ăn được không. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm