Rết nhỏ trong nhà có độc không và cách sơ cứu khi bị rết cắn
Ngày 08/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Rết nhỏ trong nhà có độc không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Rết là một loài sinh vật độc hại, gây sợ hãi bằng ngoại hình kỳ dị với nhiều cặp chân sắc nhọn có khả năng xuyên thủng lớp da của bất kỳ ai bị chúng cắn.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại sinh vật này, cũng như tìm đáp án cho câu hỏi rết nhỏ trong nhà có độc không và cách sơ cứu khi bị rết cắn hiệu quả nhất.
Rết nhỏ trong nhà có đặc điểm gì?
Trong những ngôi nhà nằm ở vùng nông thôn với đất ẩm và thấp, rết thường tìm thấy môi trường lý tưởng để sinh sống và sinh sản. Hiện nay, chúng ta có thể phân loại rết thành hai nhóm chính: Nhóm rết sống trong nhà và nhóm rết sống ngoài trời, trên cây cỏ.
Rết nhỏ trong nhà thường trú ẩn trong các nơi ẩm ướt như thoát nước nhà vệ sinh, thoát nước bồn rửa, góc cạnh tường hay những nơi bị ẩm lâu ngày và các hốc gạch. Những con rết này có kích thước cơ thể trung bình từ 2cm đến 3,5cm.
Rết nhỏ trong nhà có màu nâu hoặc sậm màu hơn một chút, cặp râu to và thẳng, cơ thể phân đoạn từ 10 đến 20 đoạn, mỗi đoạn có một cặp chân. Rết nhỏ trong nhà hoạt động về đêm và thích khí hậu ấm áp và độ ẩm cao, vì vậy nhiều người thường bị chúng tấn công hơn vào mùa hè.
Rết nhỏ trong nhà là loài ăn tạp và ăn tất cả mọi thứ trên đường đi, từ hạt cơm, mảnh rau cho đến xác các loài côn trùng nhỏ khác. Con cái của rết nhỏ trong nhà thường ấp và bảo vệ trứng nên chúng không đi săn mồi.
Rết nhỏ trong nhà có độc không?
Rết nhỏ trong nhà là một loài rết độc hại. Chúng được trang bị cặp răng nanh có chứa các tuyến nọc độc. Độc tố của rết nhỏ trong nhà chủ yếu là các loại protein hoạt tính sinh học.
Độc tố của chúng được sản xuất tại một tuyến đặc biệt nằm trong ức của chúng. Tuy nhiên, khi bị cắn bởi rết nhỏ trong nhà, thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như các loài rết khác. Lý do có thể là do lượng độc tố mà chúng tiết ra khi cắn rất ít, không đủ để gây ra các phản ứng cơ thể mãnh liệt. Có thể cũng do kích thước cơ thể của chúng nhỏ bé hơn so với các loài rết khác.
Các triệu chứng khi bị rết cắn thường bao gồm nhói, nhức, hoặc ngứa tại vị trí bị cắn. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường rất nhẹ và biến mất nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Đôi khi, sau khi bị cắn, bạn có thể trải qua cảm giác lo sợ, nhưng đây chỉ là phản ứng tâm lý tự nhiên và không liên quan đến độc tính của rết nhỏ trong nhà. Vậy rết nhỏ trong nhà có độc không các bạn đã biết rồi phải không?
Cách sơ cứu khi bị rết nhỏ trong nhà cắn
Ngoài việc biết rết nhỏ trong nhà có độc không, chúng ta còn nên tìm hiểu cách sơ cứu khoa học khi bị rết nhỏ trong nhà cắn. Theo đó, các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm triệu chứng:
Sát khuẩn tại chỗ: Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên sát khuẩn vùng bị cắn.
Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh có thể giúp giảm đau và sưng tại vị trí cắn.
Nước ấm: Một số người cho biết ngâm vùng bị cắn trong nước ấm có thể giúp giảm triệu chứng, vì nó được cho là làm biến tính độc tố không bền nhiệt trong nọc độc. Tuy nhiên, không phải ai cũng phản ứng giống nhau và có người cảm thấy triệu chứng tăng khi tiếp xúc với nước nóng.
Thuốc kháng histamin, corticosteroid: Nếu triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của họ.
Kháng sinh: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh.
Nếu bạn trải qua bất kỳ dấu hiệu sau khi bị cắn rết nhỏ trong nhà, bạn cần ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ y tế:
Mày đay, ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh sau khi bị cắn.
Để ngăn chặn sự trú ngụ và gây hại của rết nhỏ trong nhà trong ngôi nhà của bạn, hãy tuân thủ các biện pháp phòng tránh sau:
Vệ sinh thường xuyên: Dọn dẹp nhà cửa, lau chùi và vệ sinh các khu vực ẩm ướt thường xuyên. Điều này giúp loại bỏ môi trường lý tưởng cho rết.
Kiểm tra và bảo trì: Kiểm tra kỹ các lỗ nhỏ, vết mục và bên trong giấy dán tường. Nếu phát hiện lỗ hoặc vết mục, hãy lấp đầy hoặc thay thế chúng. Thay thế hoặc sửa chữa thoát nước có khả năng ngăn mùi và côn trùng xâm nhập.
Cách hiệu quả và đơn giản nhất để đuổi rết khỏi nhà
Rết sống trong nhà là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chúng thường xuất hiện ẩn náu trong nhà và có thể tấn công chúng ta bất kể lúc nào. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể thử để đuổi rết khỏi nhà:
Sử dụng tinh dầu chanh và sả ớt: Mua một chai tinh dầu chanh và sả ớt,, hòa một ít với nước và đổ vào bình xịt. Xịt hỗn hợp này đều trên nền nhà và tường, đặc biệt tập trung vào những nơi có độ ẩm cao như gầm giường, tủ, nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng ngủ. Mùi tinh dầu chanh và sả ớt sẽ làm rết sợ và thường khiến chúng rời khỏi nhà bạn nhanh chóng. Nếu xịt trúng rết, chúng thường chết sau khoảng 10 phút.
Trồng cây cỏ xạ hương, bạc hà, húng quế và bạch đàn: Bạn có thể trồng những loại cây như cỏ xạ hương, bạc hà, húng quế, bạch đàn, hoặc oải hương trong nhà. Những loại cây này chứa tinh dầu mà loài rết thường sợ. Cách này không chỉ hiệu quả mà còn an toàn và không đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian. Loài rết thường tránh xa những cây có tinh dầu này và đây là một cách đuổi rết mà người dân đã sử dụng từ lâu đời. Hãy thử những cách đơn giản này để đuổi rết khỏi ngôi nhà của bạn một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất nhé!
Rết nhỏ trong nhà có độc không, các bạn đã biết rồi phải không? Rết nhỏ trong nhà có thể gây ra những phiền toái nhỏ nhưng không nên bỏ qua. Nắm rõ về loài rết này, biết cách xử lý khi bị cắn và thực hiện các biện pháp phòng tránh có thể giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi nguy cơ từ rết nhỏ trong nhà.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.