Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ nhỏ có thể bị rụng nhiều tóc khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Nếu em bé của bạn cũng đang gặp vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân rụng tóc ở trẻ em và cách khắc phục nhé!
Hầu hết trẻ nhỏ đều trải qua một giai đoạn rụng tóc sau sinh. Có trường hợp rụng tóc sinh lý chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi thôi. Nhưng cũng có những trẻ bị rụng tóc nhiều trong thời gian dài khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Do đó, tùy vào mức độ rụng tóc của bé, phụ huynh cần tìm hiểu rụng tóc ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Trẻ em có những giai đoạn rụng tóc do các nguyên nhân thông thường, không phải nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Cụ thể là:
Rụng tóc vành khăn: Trẻ nhỏ bị rụng tóc vành khăn trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời. Kiểu rụng tóc này còn gọi là tóc kiểu TE (Telogen Effluvium), tức là tóc rụng trong giai đoạn nang tóc nghỉ ngơi. Trẻ sơ sinh có nồng độ hormone trong cơ thể bị suy giảm đột ngột sau khi chào đời vì thế tóc bị rụng trong giai đoạn nghỉ ngơi. Sau khi rụng tóc vành khăn, mái tóc của trẻ sẽ phát triển bình thường trở lại.
Rụng tóc máu ở trẻ em: Trẻ sơ sinh rụng tóc máu cũng là hiện tượng bình thường. Tóc máu là loại tóc ngắn, mềm mọc từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Tóc máu phát triển nhờ hormone nội tiết truyền từ cơ thể mẹ sang thi nhi. Khi trẻ chào đời, cơ thể mẹ sẽ không tiếp tục truyền hormone nội tiết này được nữa. Nồng độ hormone trong cơ thể trẻ giảm dần khiến tóc máu bị rụng. Sau giai đoạn 7 tháng tuổi, tóc máu của trẻ sẽ mọc trở lại.
Ngoài ra, một số trường hợp cha mẹ sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm không phù hợp cũng khiến những sợi tóc non nớt của trẻ bị rụng nhiều. Một số trẻ yêu thích việc nằm nghiêng sang một bên nào đó hay nằm ngửa. Nếu cha mẹ không lưu ý xoay đầu cho trẻ thường xuyên, trẻ dễ bị rụng tóc tại vị trí tiếp xúc nhiều với giường, đệm, gối. Trẻ em được cho dùng vitamin A quá liều cũng có thể gây rụng tóc.
Một số tình trạng dẫn đến rụng tóc ở trẻ em cần can thiệp điều trị như:
Hội chứng rụng tóc thoáng qua
Rụng tóc ở trẻ em do mắc hội chứng rụng tóc thoáng qua (Transient Neonatal Hair Loss) hay rụng tóc vùng chẩm (Neonatal Occipital Alopecia) cũng là tình trạng thường gặp ở khoảng 9 - 12% trẻ sơ sinh.
Trẻ da trắng được cho là có tỷ lệ mắc tình trạng này cao hơn cả. Biểu hiện của tình trạng này là tóc rụng dạng hình oval hay hình dải ở vùng chẩm, có ranh giới rõ ràng. Trẻ cần được điều trị để tóc có thể mọc lại sau 4 - 8 tháng. Nếu không được điều trị bệnh có thể phát triển thành triệu chứng tóc biến mất hoàn toàn. Thậm chí trẻ có thể bị rụng toàn bộ lông, tóc, lông mày, lông mi trên cơ thể.
Trẻ mắc chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania)
Đây là một dạng rối loạn tâm thần không hiếm gặp ở trẻ và thường khởi phát trước giai đoạn trẻ 6 tuổi. Càng phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hội chứng này càng có tiên lượng tốt. Các tổn thương trẻ thường gặp phải khi mắc hội chứng này là tóc rụng từng mảng không đối xứng nhau, mảng tóc rụng đa hình thái, vị trí thường rụng là thái dương và đỉnh đầu. Khi mắc hội chứng này, trẻ cũng dễ mắc tật mút ngón tay, cắn ngón tay đi kèm.
Rụng tóc khi trẻ em mắc bệnh ung thư
Rụng tóc trong ung thư trẻ em là vấn đề thường gặp sau khi trẻ hóa trị. Thời gian cũng như mức độ rụng tóc ở trẻ phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng cũng như tần suất hóa trị. Hóa trị gây hại cho sự phát triển và khả năng nâng đỡ của nang tóc khiến tóc bị rụng bất thường.
Ngoài những bệnh lý nghiêm trọng như trên, rụng tóc ở trẻ em còn do các nguyên nhân khác như:
Việc điều trị rụng tóc ở trẻ em cần căn cứ theo từng nguyên nhân cụ thể:
Hầu hết các nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em đều có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả bằng các phương pháp thích hợp. Vì vậy, khi trẻ bị rụng tóc nhiều, kèm mệt mỏi, sốt, rụng lông mày, lông mi hay các dấu hiệu khác, cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.