Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Seosacin là thuốc gì? Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Seosacin

Ngày 21/12/2022
Kích thước chữ

Seosacin là thuốc dùng để điều trị một số bệnh trên đường hô hấp. Thuốc gồm có hai thành phần chính là clenbuterol hydrochloride và ambroxol hydrochloride. Seosacin được bào chế dạng siro uống, có thể dùng cho trẻ sơ sinh cho đến người lớn.

Tại Việt Nam nói riêng và trên toàn Thế giới nói chung, ô nhiễm không khí là một vấn đề đáng báo động. Chính vì sự suy giảm chất lượng không khí mà hiện nay tỉ lệ người mắc các bệnh trên đường hô hấp ngày càng tăng ở mọi lứa tuổi. Seosacin là một lựa chọn trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản... Vậy sử dụng thuốc Seosacin như thế nào cho hiệu quả? Có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc này và thuốc có những chỉ định cụ thể nào? Mời các bạn tìm hiểu những thông tin về thuốc Seosacin trong bài viết này nhé!

Seosacin là thuốc gì?

Seosacin là thuốc được bào chế dạng dung dịch siro uống, mỗi gói có thể tích 10mL. Thuốc Seosacin chứa 2 thành phần chính với hàm lượng như sau:

Ngoài ra, thuốc còn có thành phần tá dược: Methylparaben, propylparaben, dung dịch D-sorbitol, sucrose tinh khiết, tinh chất cam, acid citric monohydrate, natri citrate dihydrate, nước tinh khiết.

Seosacin là thuốc gì? Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Seosacin 1 Siro uống Seosacin gói 10 ml

Công dụng của thuốc Seosacin

Thuốc Seosacin có công dụng điều trị một số bệnh về đường hô hấp, cải thiện thông khí cho bệnh nhân tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình nhờ tác dụng của hai thành phần chính như sau:

  • Clenbuterol là hoạt chất có tác dụng cường giao cảm có tác động kích thụ thể β2 - adrenergic, từ đó gây co thắt phế quản và tăng sự vận chuyển dịch nhày nhờ các lông trên đường hô hấp.
  • Ambroxol là một chất chuyển hoá của bromhexin, có tác dụng như bromhexin. Ambroxol được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy.

Chỉ định của thuốc Seosacin

Thuốc Seosacin được dùng để điều trị các bệnh sau đây:

  • Hen phế quản;
  • Viêm phế quản cấp tính;
  • Viêm phế quản mãn tính;
  • Bệnh khí phế thũng;
  • Ngoài ra theo các tài liệu mới đây, thuốc có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình, nhưng không có lợi ích rõ rệt với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn nặng.

Seosacin là thuốc gì? Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Seosacin 2

Thuốc Seosacin được dùng điều trị một số bệnh trên đường hô hấp

Liều dùng và cách dùng

Thuốc Seosacin được dùng bằng cách uống trực tiếp và sử dụng được trên cả đối tượng người lớn và trẻ em với liều dùng cụ thể như sau: 

  • Với trẻ sơ sinh đến 8 tháng tuổi (cân nặng 4-8kg): Dùng 2,5mL siro thuốc (¼ gói) mỗi 12 giờ (2 lần/ngày).
  • Với trẻ từ 8 tháng đến 2 tuổi (cân nặng 2-12kg): Dùng 5mL siro thuốc (½ gói) mỗi 12 giờ (2 lần/ngày).
  • Với trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi (cân nặng 12-16kg): Dùng 7,5mL siro thuốc (¾ gói) mỗi 12 giờ (2 lần/ngày).
  • Với trẻ từ 4 tuổi đến 6 tuổi (cân nặng 16-22kg): Dùng 10mL siro thuốc (1 gói) mỗi 12 giờ (2 lần/ngày).
  • Với trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi (cân nặng 22-35kg): Dùng 15mL siro thuốc (1,5 gói) mỗi 12 giờ (2 lần/ngày).
  • Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 20mL siro thuốc (2 gói) mỗi 12 giờ (2 lần/ngày).

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Seosacin

Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Seosacin có thể kể đến như:

  • Rối loạn thần kinh trung ương: Nhức đầu, lo lắng, chóng mặt, mất ngủ, kích động.
  • Rối loạn cơ: Run, co giật cơ.
  • Rối loạn da và tổ chức mô dưới da - niêm mạc: Phát ban, ngứa, phù mạch.
  • Rối loạn gan: Tăng men gan.
  • Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn, nôn.

Lưu ý rằng, khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ để được xử lý kịp thời.

Seosacin là thuốc gì? Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Seosacin 3

Chóng mặt, bồn chồn, lo âu,... là những tác dụng không mong muốn thường gặp

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Seosacin 

Chống chỉ định

Seosacin không dùng trong những trường hợp sau đây:

  • Người quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người nhiễm độc giáp, phì đại dưới van động mạch chủ vô căn, hẹp van tim, rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu.
  • Trường hợp loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Thận trọng khi dùng thuốc Seosacin

Tương tác với các thuốc khác

Khi dùng Seosacin, cần tránh dùng với các kháng sinh như amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin vì ambroxol làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Sự tăng nồng độ kháng sinh trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện của các tác dụng không mong muốn đã nêu ở trên.

Không dùng thuốc với các thuốc ức chế men chuyển vì Seosacin làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc nhóm này trên bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp.

Các đối tượng đặc biệt

Cần thận trọng khi sử dụng Seosacin trên người mắc bệnh cường giáp, tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim, nhồi máu, bệnh nhân bị hen suyễn nặng (có liên quan đến hạ calci máu).

Cần chú ý khi sử dụng thuốc trên người bị loét đường tiêu hoá và các trường hợp ho ra máu, vì hoạt chất ambroxol có thể làm tan cục máu đông và gây tái xuất huyết trên những đối tượng này.

Đối với các đối tượng đặc biệt: Người già, người suy gan, suy thận nặng cũng cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc.

Ngoài ra, thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc đối với những người phải làm các công việc này.

Người dùng cần sử dụng thuốc đúng liều để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất

Thai kỳ và cho con bú

Chưa có tài liệu minh chứng tính an toàn khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Cần cân nhắc kĩ lợi ích và nguy cơ khi dùng trên đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú.

Quá liều và xử trí

Trong trường hợp xảy ra quá liều khi dùng thuốc, cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn ngưng thuốc và điều trị triệu chứng kịp thời.

Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Seosacin là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn, vì vậy việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế để đạt hiệu quả điều trị tối ưu và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.

Phương Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin