Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sleep Apnea là gì? Đây là tình trạng người bệnh bị ngưng thở khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những thông tin xoay quanh chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mặc dù ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường giúp thể chất, cũng như tinh thần được thư giãn và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua tình trạng Sleep Apnea. Sleep Apnea hay tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Vậy Sleep Apnea là gì? Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến biến chứng nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Sleep Apnea là gì là thắc mắc của nhiều người. Sleep Apnea hay còn được biết đến là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ với dấu hiệu đặc trưng là người bệnh bị ngừng thở kéo dài trên 10 giây. Hơn nữa, triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong lúc ngủ, dẫn đến làm giảm nồng độ oxy máu.
Sleep Apnea là gì? Căn cứ theo cơ chế gây ngưng thở mà các bác sĩ sẽ chia hội chứng này thành 3 loại, bao gồm:
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng thường gặp nhất. Biểu hiện của hội chứng này là đường hô hấp trên bị tắc nghẽn khiến cho luồng khí thở bị ngừng lại. Trong khi đó, các cử động của ngực và bụng vẫn được duy trì. Lúc này, cơn ngừng thở sẽ lặp đi lặp lại trong nhiều lần ngủ, thường là kéo dài hơn 10 giây. Điều này sẽ kích thích sự vận động của hệ hô hấp khiến cho người bệnh thở gấp gáp hơn.
Thông thường, những người dễ mắc phải tình trạng này có thói quen hút thuốc lá hoặc bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện những bất thường ở vùng hàm mặt hoặc các phần mềm đường hô hấp trên, chẳng hạn như: Phì đại amidan, phì đại cuống lưỡi,...
Ngưng thở khi ngủ trung ương xảy ra khi quá trình truyền tín hiệu của bộ não đến các cơ hô hấp bị gián đoạn. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là: Suy tim, suy tim ứ huyết, mắc các bệnh lý thần kinh như Parkinson, đột quỵ, u não, nhược cơ,...
Chứng ngưng thở khi ngủ hỗn hợp là sự phối hợp giữa 2 hội chứng phổ biến trên. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nặng trong thời gian dài.
Để nhận biết bản thân có mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:
Nhờ vào sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh nhân có thể dễ dàng chẩn đoán được tình trạng Sleep Apnea là gì. Thông thường, bệnh lý này sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm ngủ ngáy. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chẩn đoán bệnh bằng cách đo đa chức năng khi ngủ, bao gồm các phương pháp:
Theo đó, mức độ tắc nghẽn - ngưng thở được chia thành 3 mức độ như sau:
Tình trạng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được điều trị hiệu quả nhờ vào những phương pháp sau:
Để quá trình điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ được hiệu quả hoàn toàn, bạn nên thay đổi từ những hành vi sống, bao gồm:
Máy thở áp lực dương CPAP được sử dụng để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ rất hiệu quả. Theo đó, dụng cụ này có khả năng làm giảm số lần ngừng thở. Từ đó, cải thiện được sự thiếu hụt nồng độ oxy trong máu, cũng như nâng cao chức năng thần kinh tâm thần. Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm rằng CPAP luôn cung cấp khí liên tục cho đường thở nên có thể hạn chế được nguy cơ xẹp đường hô khi ngủ dù ở bất cứ tư thế nào.
Ở một số bệnh nhân, tình trạng ngưng thở khi ngủ thường xuất hiện do cấu trúc 2 hàm lệch lạc. Do đó, tình trạng này có thể điều chỉnh hàm về vị trí bình thường bằng các thiết bị nha khoa và dụng cụ nâng hàm. Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn khá nhiều thời gian. Hơn nữa, người bệnh cũng có thể gặp phải một số cơn đau khi điều trị.
Nếu phương pháp điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật tai - mũi - họng. Ở mũi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tái tạo vách mũi và giải phẫu xoang. Nếu bệnh nhân bị phì đại amidan quá mức, bạn cần cắt bỏ amidan.
Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng bệnh là người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật chỉnh sửa lưỡi gà, vòm hầu, họng, lưỡi hoặc phẫu thuật treo xương móng, phẫu thuật làm nhô ra trước xương hàm dưới và cơ cằm lưỡi,...
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản liên quan xoay quanh chủ đề: "Sleep Apnea là gì?". Phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và đến thăm khám để được điều trị kịp thời nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.