Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà

Ngày 03/06/2022
Kích thước chữ

Bong gân dù xảy ra ở vị trí nào cũng có thể làm cho người bệnh đau đớn và khó chịu. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc “bỏ túi” cách sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà đúng cách.

Gân hay dây chằng là các hệ thống cơ bao quanh các khớp xương, đảm nhiệm chức năng cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối giữa các xương với nhau. Khi có chấn thương xảy ra tại ngón tay cái hoặc các ngón tay khác, người bệnh rất có thể bị bong gân khi chúng bị bẻ cong hoặc bẻ theo hướng bất thường, bị kéo căng và thậm chí có thể bị rách dây chằng. Bong gân ngón tay thường gặp khi bị ngã và bàn tay xòe ra chống đỡ.

Bong gân ngón tay là chấn thương thể thao khá phổ biến thường gặp. Tình trạng bong gân ngón tay gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bong gân ngón tay thường không quá nghiêm trọng, ở thể nhẹ và có thể được điều trị tại nhà.

Ai dễ bị bong gân các ngón tay?

Bong gân các ngón tay là chấn thương phổ biến có khả năng gây đau, sưng và thậm chí khó cử động ngón tay, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Tình trạng này thường xảy ra khi có một chấn thương ở khớp giữa ngón tay, cụ thể xảy ra khi những sợi dây chằng này bị căng quá mức hoặc trong một số trường hợp có thể đứt dây chằng do áp lực nặng đè lên.

Bong gân ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ ngón tay nào. Tuy nhiên, những vận động viên chơi thể thao chẳng hạn như các bộ môn: Bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, bóng rổ, bóng ném... có nguy cơ rất cao bị bong gân ngón tay do hoạt động ngón tay và bàn tay liên tục với cường độ cao. Đối với những người bình thường, nguy cơ bị bong gân ngón tay thường gặp ở trường hợp té ngã và dùng bàn tay xòe ra với mục đích chỗng đỡ.

Sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà1 Vận động viên thể thao dễ bị bong gân các ngón tay

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân ngón tay

Khi hoạt động thể thao hay trong đời sống hằng ngày, việc rèn luyện các kỹ năng nhuần nhuyễn có thể giúp hạn chế những nguy cơ gây ra bong gân, cụ thể dưới đây là những nguy cơ bị bong gân cổ tay như sau:

Khi hoạt động thể thao, các vận động viên khởi động chưa đúng

Dù bất kỳ môn thể thao nào, việc khởi động là việc rất quan trọng. Khởi động ngoài giúp làm nóng cơ thể, còn giúp "báo hiệu" cho các cơ biết chuẩn bị cho một buổi tập chất lượng. Khởi động không đúng cách hoặc khởi động chưa kỹ trước khi vận động nặng sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương do các cơ giữ chặt, giảm tầm vận động tại các khớp, dễ dàng xảy ra chấn thương ngoài ý muốn, không những tại các ngón tay mà còn tất cả vị trí quan trọng khác trên cơ thể.

Điều kiện môi trường vận động chưa hợp lý

Các bề mặt trượt trơn hoặc không bằng phẳng, có thể tăng nguy cơ bị chấn thương các ngón tay.

Không sử dụng bảo hộ hoặc sử dụng không đúng cách khi chơi thể thao

Để hạn chế chấn thương, các vận động viên nên trang bị bảo hộ khi chơi thể thao. Bên cạnh đó, nên chọn loại bảo hộ chất lượng cao. Những dụng cụ thể thao kém chất lượng cũng có thể gây bong gân các ngón tay của bạn.

Triệu chứng bong gân ngón tay mà bạn nên biết

Khi nắm được những triệu chứng bong gân ngón tay, bạn đọc có thể chủ động trong việc sơ cứu cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả, triệu chứng cụ thể sau đây:

  • Các ngón tay bị đau ở khớp.
  • Đau âm ỉ hoặc đau nhiều khi bẻ các ngón tay.
  • Có xuất hiện vết bầm tại vị trí bị bong gân ngón tay.
  • Khớp bị sưng, đau và vận động ngón tay bị hạn chế.
  • Chấn thương nghiêm trọng hoặc rách dây chằng có thể làm cho ngón tay bị yếu.
  • Trường hợp nặng có khả năng không thể cầm hoặc không nắm được.

Bong gân ngón tay khiến cho chúng ta khó khăm khi vận động. Do đó, khi bạn có các triệu chứng như trên và không có dấu hiệu khỏi, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra ngón tay và có thể chụp X-quang nhằm đảm bảo rằng xương chưa có dấu hiệu bị gãy. Bên cạnh đó, rất có thể bạn được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI nhằm chẩn đoán chấn thương dây chằng chính xác nhất.

Sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà2 Khi nắm được những triệu chứng bong gân ngón tay, bạn đọc có thể chủ động trong việc sơ cứu cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả

Sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà

Khi bị bong gân ngón tay và có cách sơ cứu đúng cách, việc điều trị sau này sẽ hạn chế sưng và đau và có thể giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh chóng. Dưới đây là cách sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà mà bạn đọc có thể tham khảo. Sau khi sơ cứu, nếu có dấu hiệu nặng hơn, nên nhanh chóng đến bệnh viện sớm nhất có thể nhé!

  • Bước 1: Khi xảy ra chấn thương, bệnh nhân nên ngừng ngay các hoạt động đang dang dở. Tuyệt đối không nên cố gắng hoạt động hoặc vận động các ngón tay. Dành thời gian để các ngón tay được nghỉ ngơi.
  • Bước 2: Chườm đá là việc làm cần thiết khi bị bong gân ngón ta với mục đích giảm viêm, giảm sưng đỏ và giảm đau hiệu quả. Bệnh nhân nên chườm đá 15 phút mỗi lần và cần thực hiện 4 lần mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
  • Bước 3: Đối với một số trường hợp, bệnh nhân có thể trang bị nẹp hoặc quấn băng ngón tay, giúp cố định vùng dây chằng để ngón tay giảm bị tổn thương và đừng quên giữ cho các ngón tay bị bong gân cao hơn so với tim mình nhé!
  • Bước 4: Khi hoàn thành 3 bước sơ cứu tại nhà trên, trường hợp nhẹ bong gân ngón tay có thể giảm sau vài ngày và tự hết sau 1 – 2 tuần. Trong trường hợp nặng, không có dấu hiệu giảm. Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm và giảm đau như: Ibuprofen, acetaminophen…
Sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà3 Sơ cứu bong gân ngón tay tại nhà

Bong gân ngón tay tuy không thường gặp nhưng nếu xảy ra sẽ cho người bệnh cảm thấy đau và khó chịu đồng thời khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Với việc sơ cứu bong gân ngón tay đúng cách, nhằm hạn chế nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn. Thời gian này, bệnh nhân nên nghỉ dưỡng cả thể chất lẫn tinh thần, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh và hợp lý nhằm giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục nhé!

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bong gânSơ cứu