Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm gây đau đớn, việc chữa trị phức tạp, lâu dài, tốn kém. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách sơ cứu bỏng qua bài viết dưới đây nhé!
Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm mang đến cho người mắc cảm giác đau đớn cùng với đó là những di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ, thậm chí dẫn đến tử vong. Để hạn chế tối đa những nguy cơ này hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu về cách sơ cứu bỏng hiệu quả nhất nhé!
Nhiệt là tác nhân hay gặp nhất có thể là nhiệt ướt hay nhiệt khô.
Nhiệt ướt hiện là loại bỏng hay gặp ở trẻ em hơn người lớn.Tác nhân của bỏng thường là nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu nóng sôi... Lưu ý, nhiệt độ các tác nhân bỏng ướt thường không cao như bỏng khô.
Bỏng nhiệt khô: Thường gặp nhất là bỏng lửa cháy với mức sinh nhiệt độ như củi cháy 1.300oC- 1.400oC, xăng 800oC- 1.400oC. Ngoài ra, bạn còn có thể cháy các kho chứa nhiên liệu, chất dẻo tổng hợp, hóa chất hoặc do cháy nổ khí mêtan (CH4) trong hầm lò.
Bỏng do tia lửa điện cũng là bỏng nhiệt nhưng với nhiệt độ rất cao lên đến 3.200oC- 4.800oC. Loại bỏng này chủ yếu là do bức xạ hồng ngoại gây ra.
Loại bỏng này thường rất ít gặp, do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hay lạnh.
Bỏng điện là loại bỏng do dòng điện truyền qua cơ thể, được chia làm 2 loại;
Điện cao thế: Là dòng điện có hiệu điện thế trên 1000V, sét đánh là loại bỏng điện có hiệu điện thế mạnh nhất.
Điện hạ thế: Là dòng điện có hiệu điện thế dưới 1000V, thường là điện gia dụng.
Luồng điện khi dẫn truyền qua cơ thể có thể gây ra hiện tượng gây sốc điện và bỏng da do điện. Bản chất của bỏng điện là do năng lượng điện biến thành năng lượng nhiệt và do tác dụng trực tiếp của dòng điện tạo nên hiệu ứng. Từ đó làm đục lỗ làm tổn thương mô tế bào.
Bước đầu tiên bạn cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân. Sau đó cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng. Chú ý bạn không nên cởi bỏ quần áo vì điều này có thể gây lột da vùng bỏng. Đồng thời bạn cũng không cởi áo qua đầu vì có thể làm nạn nhân bị bỏng ở mặt.
Tiếp theo, bạn cần ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước nằm trong khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất với thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì khoảng thời gian ngâm nước vào khoảng 20 - 30 phút. Việc ngâm vết bỏng vào nước mát có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề nhanh chóng.
Bạn nên nhớ tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng vì có thể gây ung thư da. Đồng thời giữ vết bỏng sạch. Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.
Người bị bỏng cần được uống nước nhiều và nên là nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng. Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu bạn cần nhanh chóng tìm mọi cách đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý cần tránh chuyển nạn nhân đi khi còn đang sốc.
Quan niệm xưa cho rằng bôi ngay kem đánh răng, hay kem trị bỏng, mỡ trăn lên vết bỏng sẽ khỏi nhanh hơn. Đây là tư tưởng sai lầm của nhiều người vì nếu làm vậy sẽ chỉ khiến vết thương ngay lúc đó trở nên tệ hơn. Từ đó, vết thương có khả năng viêm nhiễm nhiều hơn.
Lúc này, bạn chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá lên vết thương. Việc tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên nặng hơn, vì khi đột ngột gặp lạnh lớp biểu bì da bị co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu khỏi và dễ viêm loét.
Trường hợp vùng da bị bỏng có diện tích lớn thì không nên cởi quần áo. Bởi lẽ sự va quệt vào vết thương có thể làm nhiễm trùng hay đau rát hơn nhiều. Lúc này bạn nên sử dụng kéo nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương ra để hạn chế viêm da do tiếp xúc.
Việc sơ cứu bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản và xem nhẹ. Tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng hoàn toàn có thể gây bội nhiễm vết thương từ đó để lại nhiều biến chứng. Chính vì vậy, mỗi người cần nắm rõ cách làm trong sơ cứu khi bị bỏng.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về cách sơ cứu bỏng và những điều bạn không thể bỏ qua. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân yêu!
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...