Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hồi sinh tim phổi và 6 nguyên tắc quan trọng

Ngày 26/03/2024
Kích thước chữ

Hồi sinh tim phổi là kết hợp thao tác ấn ngực và hô hấp nhân tạo để nâng tỷ lệ sống sót gấp đến 3 lần sau khi bệnh nhân ngừng tim, bằng cách phục hồi lượng máu giàu oxy tới thần kinh của người bệnh.

Đối với các trường hợp khẩn cấp như bị tai nạn, thương tích hoặc bị các bệnh cấp tính cần sơ cấp cứu ngay tại chỗ để tăng khả năng sống sót cho nạn nhân, người thực hiện cần tuân theo các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Trong đó hồi sinh tim phổi là một trong các kỹ thuật cứu sinh điển hình trong các trường hợp nhịp tim của nạn nhân đã ngừng lại. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các bước, vì thế bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin về kỹ năng này, mời mọi người cùng xem qua.

Hồi sinh tim phổi là gì?

Hồi sinh tim phổi (cardiopulmonary resuscitation – CPR) là một kỹ thuật cứu sinh khẩn cấp, kết hợp thao tác ấn ngực và thổi ngạt cho người bệnh để phục hồi lượng máu giàu oxy đến não của bệnh nhân. CPR được áp dụng với mục tiêu cứu sống bệnh nhân ngay tại chỗ khi tim ngừng đập, cụ thể một số tình huống như sau:

  • Người bị ngừng tim đột ngột do suy hô hấp, nhồi máu cơ tim,...
  • Người bị chấn thương nặng do tai nạn dẫn đến ngừng thở.
  • Người bị ngộ độc thực phẩm hoặc điện giật.
  • Người bị ngạt thở do đuối nước.

Khi thực hiện hồi sinh tim phổi, điều quan trọng là thao tác ép tim lồng ngực để giữ cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể đến khi có bước xử lý tiếp theo hoặc khi nhịp tim trở lại bình thường.

Hồi sinh tim phổi: 6 nguyên tắc quan trọng để cứu sống bệnh nhân nhanh nhất 1
Kỹ thuật hồi sinh tim phổi có thể cứu sống người bệnh thoát khỏi nguy kịch

6 nguyên tắc DRSCAB trong cấp cứu hồi sinh tim phổi

Trước khi thực hiện các bước trong kỹ thuật hồi sinh tim phổi (CPR), có 6 nguyên tắc liên quan mà người sơ cấp cứu cần tuân thủ và áp dụng để cứu sống bệnh nhân rơi vào tình huống suy hô hấp cấp.

Sự nguy hiểm (danger)

Đảm bảo khu vực người bệnh và bạn thực hiện hồi sinh tim phổi được an toàn, lưu ý không hỗ trợ bệnh nhân khi bản thân không cảm thấy an toàn và nhiều rủi ro.

Phản ứng (response)

Sau khi chắc chắn về sự an toàn, bạn bắt đầu kiểm tra tình trạng bệnh nhân bằng cách hỏi tên, yêu cầu hoặc gọi bệnh nhân qua các động tác giơ tay, chân, để biết người bệnh có phản ứng hay không.

Gọi cấp cứu (send)

Bên cạnh việc kiểm tra hiện trạng bệnh nhân thì bạn cần gọi ngay cho cấp cứu 115 và cung cấp thông tin về vị trí, tình trạng người bệnh, mức độ nghiêm trọng cùng một số câu hỏi khác từ tổng đài (nếu có).

Tuần hoàn (circulation)

Sau khi gọi và chờ cấp cứu đến, bạn sẽ kiểm tra sự hô hấp của người bệnh dựa trên các mạch ở cổ, cánh tay hoặc vùng bẹn. Nếu không đo được nhịp mạch, khả năng cao bệnh nhân đang có nguy cơ bị ngừng tim.

Ngoài ra nếu xuất hiện các vết thương kèm theo, bạn nên cầm máu cho nạn nhân bằng vải từ quần áo,... Giữ nguyên đến khi nhân viên y tế đến.

Kiểm tra đường thở (airways)

Nếu người thở không có bất kỳ phản ứng nào, bạn nên kiểm tra đường thở qua miệng hoặc bên trong. Thao tác nâng cằm lên để đầu ngả nhẹ về sau để kiểm tra nhịp thở. Nếu miệng có bất kỳ vật hoặc dịch nhầy, đặt người bệnh nằm nghiêng, mở miệng và làm sạch bên trong, sau đó ngửa đầu ra sau và kiểm tra nhịp thở.

Hồi sinh tim phổi: 6 nguyên tắc quan trọng để cứu sống bệnh nhân nhanh nhất 2
Ngửa nhẹ cổ bệnh nhân ra sau rồi kiểm tra đường thở qua miệng

Kiểm tra nhịp thở (breathing)

Kiểm tra nhịp thở qua chuyển động của lồng ngực, áp tai vào gần miệng và mũi của bệnh nhân để cảm nhận hơi thở. Nếu trong trạng thái bất tỉnh, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, giữ đầu, cổ và cột sống thẳng hàng và theo dõi nhịp thở.

Quy trình hồi sức tim phổi trong 3 bước

Các bước thực hiện hồi sinh tim phổi cũng là cách cải thiện lưu lượng máu cho cơ thể hiệu quả, an toàn và cung cấp oxy đến cho não và toàn bộ cơ quan của cơ thể trước khi bác sĩ chuyên khoa can thiệp.

Bước 1: Ép tim ngoài lồng ngực

  • Đặt tay ở trên một phần ba bên trái dưới của xương ức, sau đó đặt lòng bàn tay còn lại lên bàn tay đặt trên ngực của họ và đan các ngón tay vào nhau.
  • Đảm bảo vị trí người thực hiện ngang với vai của bệnh nhân.
  • Sử dụng toàn bộ sức nặng của cơ thể và ấn tay thẳng xuống ngực người bệnh từ 5 - 6cm.
  • Giữ tay trên ngực bệnh nhân, giải phóng lực ép và để cho ngực của họ trở lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại thao tác ép với tốc độ nhanh hơn, khoảng 100 -120 lần/phút trong thời gian càng lâu càng tốt.
Hồi sinh tim phổi: 6 nguyên tắc quan trọng để cứu sống bệnh nhân nhanh nhất 3
Đặt hai bàn tay đan xen vào nhau rồi dùng sức nặng toàn bộ cơ thể ấn xuống

Bước 2: Khai thông đường thở

  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng và lưu ý thực hiện thao tác khai thông đường thở nhẹ nhàng để đảm bảo người bệnh vẫn duy trì hô hấp mà không gây chấn thương cột sống.
  • Với người nằm ngửa, bạn nâng đầu họ hơi ngả nhẹ ra sau để nâng cằm.
  • Tập trung lắng nghe tiếng thở trong 10 giây, nếu không còn thở, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo.

Bước 3: Thổi ngạt

  • Nếu bệnh nhân ngưng tim hoặc không bắt được mạch, bắt đầu quá trình ép tim ở bước 1.
  • Nghiêng đầu và dùng 2 ngón tay nâng cằm người bệnh lên, bịt mũi của người bệnh. Sau đó đặt miệng của bạn lên miệng họ và thổi đều trong 1 giây, quan sát xem ngực của họ có phồng lên không và tiếp tục thổi ngạt 2 lần.
  • Tiến hành động tác 30 lần ép ngực và 2 lần thổi ngạt cho đến khi có sự trợ giúp tiếp theo.

Mọi người có thể thấy rõ nhất CPR thường được áp dụng trong nhiều hướng dẫn về cách sơ cứu người bị đuối nước, vì khi tim ngừng đập, máu sẽ không thể đưa oxy lưu thông đến các cơ quan của cơ thể, nên các bước CPR cần được thực hiện kịp thời để cứu sống bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch trong gang tấc bởi người có chuyên môn.

Hồi sinh tim phổi: 6 nguyên tắc quan trọng để cứu sống bệnh nhân nhanh nhất 4
Đặt miệng người thực hiện vào miệng bệnh nhân để thổi ngạt giúp lấy lại nhịp tim

Hy vọng với những thông tin cơ bản về kỹ thuật hồi sinh tim phổi được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ nắm được các nguyên tắc và quy trình để thực hiện hồi sức cấp cứu, tránh gây tổn thương cho người bệnh.

Xem thêm:

Những điều cần biết về hồi sức tim phổi

Các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm