Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sỏi amidan có tự khỏi không? Có gây ra biến chứng gì không?

Ngày 16/10/2023
Kích thước chữ

Sỏi amidan là nỗi ám ảnh của rất nhiều người mắc bệnh viêm amidan. Bởi vậy, sỏi amidan có tự khỏi không luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Sỏi amidan là một trong những vấn đề thường gặp ở những người bị viêm amidan mãn tính. Sỏi amidan dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nó lại kéo theo không ít phiền toái trong cuộc sống, đặc biệt là gây ra tình trạng hôi miệng, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Vậy sỏi amidan có tự khỏi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan được hiểu là các khối vôi hóa màu trắng hoặc vàng, giống như bã đậu bệnh viêm amidan. Chúng nằm rải rác ở 2 bên hốc amidan. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng này là thói quen vệ sinh răng miệng kém, khiến cho thức ăn dễ mắc vào các khe hở lồi lõm trên mặt amidan. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành nên sỏi amidan.

Khi sỏi amidan xuất hiện, nó sẽ gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu, thậm chí là khiến hơi thở có mùi hôi,...  Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của sỏi amidan còn phụ thuộc vào kích thước của sỏi. Với những viên sỏi nhỏ, người bệnh rất khó để phát hiện ra sự hiện diện của chúng. Tuy nhiên, khi sỏi phát triển với kích thước lớn, nó có thể làm biến dạng amidan và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tai - mũi - họng. Đây cũng là nơi khu trú của rất nhiều vi khuẩn, gây nên bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu.

Sỏi amidan có tự khỏi không?

Sỏi amidan có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sỏi amidan không thể tự khỏi được nếu không có sự can thiệp của y tế. 

Sỏi amidan có tự khỏi không? Có gây ra biến chứng gì không? 1
Sỏi amidan có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp tình trạng này

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng kích thước sỏi gây chèn ép và phá vỡ cấu trúc của amidan.
  • Làm nhiễm trùng lan rộng đến các khu vực khác, dẫn đến: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang,...
  • Gây áp xe amidan.

Sỏi amidan không tự hết phải làm sao?

Như đã nói ở trên, sỏi amidan có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Vì vậy, bạn cần có cách xử lý phù hợp để tình trạng này không tái phát trở lại và không ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

Dưới đây là một số cách loại bỏ sỏi amidan an toàn, phổ biến nhất hiện nay:

Đối với sỏi nhỏ

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, bạn hoàn toàn có thể tự loại bỏ tại nhà bằng một số cách đơn giản là:

  • Súc miệng, súc họng thường xuyên với nước muối sinh lý/giấm táo/nước chanh để loại bỏ thành phần chất kết sỏi. Từ đó, ngăn ngừa khả năng lắng cặn và giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước/ngày để làm giảm kích thước sỏi, giúp rửa trôi các chất cặn bã bám ở amidan.
  • Bổ sung vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm amidan.
  • Lấy sỏi amidan bằng tăm bông bằng cách làm ướt tăm bông. Sau đó, ấn nhẹ tăm bông vào vị trí amidan để đẩy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này với trẻ nhỏ để tránh chảy máu và tổn thương vòm họng của trẻ.
Sỏi amidan có tự khỏi không? Có gây ra biến chứng gì không? 2
Sỏi amidan nhỏ có thể được loại bỏ bằng cách súc miệng hằng ngày

Đối với sỏi to

Khi sỏi đã sưng lên với kích thước lớn, amidan bị tấy đỏ, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ hỗ trợ loại bỏ sỏi amidan. Tùy vào tình trạng phát triển của sỏi amidan mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị hoặc chỉ định can thiệp bằng thủ thuật y tế.

  • Sử dụng kháng sinh để kiểm soát sự gia tăng kích thước của sỏi amidan. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng viêm, nhiễm trùng amidan.
  • Đốt amidan bằng tia laser hoặc phương pháp coblator nhằm loại bỏ các rãnh chứa sỏi nằm trong amidan.
  • Sử dụng dụng cụ gắp sỏi, rạch amidan lấy sỏi,…
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan khi amidan có dấu hiệu bị viêm, nhiễm trùng, sưng tấy khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Làm sao để phòng ngừa sỏi amidan?

Mặc dù sỏi amidan có thể điều trị được dễ dàng nhưng căn bệnh này cũng rất dễ tái phát. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Cụ thể:

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày để hạn chế nguy cơ ứ đọng canxi bên trong niêm mạc.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, giấm táo hoặc nước chanh ấm.
  • Uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe bằng nhiều phương pháp để tránh viêm nhiễm đường hô hấp như: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế sinh sống, làm việc ở khu vực ô nhiễm, tiêm vắc-xin đầy đủ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ăn chín, uống sôi.
  • Tập thể dục để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài.
  • Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường báo hiệu bệnh lý.
Sỏi amidan có tự khỏi không? Có gây ra biến chứng gì không? 3
Bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập gây đau họng

Tóm lại, sỏi amidan có tự khỏi không? Tùy vào từng trường hợp của bệnh mà người bệnh có thể tự loại bỏ sỏi tại nhà hoặc nhờ tới sự can thiệp y tế. Đừng chủ quan trước bất cứ dấu hiệu nào khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin