Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sỏi san hô: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sỏi san hô là tình trạng các viên sỏi lấp đầy từ 2 nhánh đài thận trở lên và có hình dáng giống như san hô. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông tin hữu ích về sỏi san hô qua bài viết dưới đây.

Bệnh sỏi san hô trong thận không phải là một bệnh lý phổ biến, thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, điều này làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi san hô có thể gây tổn thương cho thận như viêm thận, ứ nước bể thận và cuối cùng là ứ mủ thận, dẫn đến tình trạng suy thận.

Tìm hiểu chung về sỏi san hô

Sỏi san hô là thuật ngữ ám chỉ những hạt sỏi nhánh mà lấp đầy toàn bộ hoặc một phần của bể thận và đài thận. Loại sỏi này thường chủ yếu được tạo thành từ struvite (magie amoni photphat) hoặc apatit canxi cacbonat. 

Sỏi san hô thường được đặt trong danh mục "sỏi nhiễm trùng" do chúng có mối liên quan mật thiết đến nhiễm trùng đường tiết niệu, xuất phát từ các vi khuẩn có khả năng chuyển ure thành amoni. 

Đặc điểm đáng chú ý của sỏi san hô là chúng xuất hiện chủ yếu tại đài thận trong bể thận, không phải tại các vị trí khác như bàng quang hay niệu quản. Trên hình ảnh chụp X-quang, sỏi san hô thường hiển thị hình ảnh giống như cặp sừng của con nai.

Sự xuất hiện của sỏi san hô chủ yếu do nguyên nhân từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, vì vậy sỏi san hô còn được biết đến với tên gọi "sỏi nhiễm trùng". Các loại vi khuẩn, như trực khuẩn Proteus Species, tụ cầu Ureaplasma urealyticum và Staphylococcus có trong đường tiết niệu thường gây ra sự viêm nhiễm. 

Đối với sỏi san hô, các vi khuẩn này có khả năng tăng thủy phân ure thành các ion amoni và hydroxy. Khi kết hợp với sự biến đổi về pH trong nước tiểu, điều này dẫn đến quá trình hình thành sỏi san hô trong thận.

Sỏi san hô: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả 1
Sỏi san hô dùng để chỉ những viên sỏi phân nhánh lấp đầy toàn bộ hoặc một phần của bể thận và đài thận

Các dấu hiệu của bệnh lý sỏi san hô

Sỏi san hô có nhiều đặc điểm khác biệt so với sỏi thận thông thường. Triệu chứng của sỏi san hô thường không dễ nhận biết, làm cho việc phát hiện bệnh chỉ tình cờ thông qua các phương pháp chẩn đoán như chụp X-quang hoặc siêu âm thận tiết niệu.

Sỏi san hô ít gây ra cơn đau quặn thận đặc trưng, thậm chí khi kết hợp với cả nhiễm trùng, nó cũng không tạo ra nhiều triệu chứng. Sỏi san hô cũng có khả năng không xuất hiện các dấu hiệu thường thấy của viêm bàng quang, như tăng tần suất đi tiểu và tiểu rắt. 

Thay vào đó, những biểu hiện phổ biến thường bao gồm cảm giác mệt mỏi, giảm cân, chán ăn và nước tiểu có màu sẫm. Trong trường hợp, sỏi san hô đã gây nhiễm trùng thận thì các các triệu chứng sẽ là đau lưng, sốt cao và tiểu đục.

Sỏi san hô: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả 2
Đau lưng là một trong những dấu hiệu của sỏi san hô

Sỏi san hô có nguy hiểm hay không?

Mặc dù là một tình trạng hiếm gặp, sỏi san hô lại là một nguy cơ tiềm tàng trong các loại sỏi thận. Do thiếu các dấu hiệu rõ ràng, bệnh nhân thường không trải qua cảm giác đau, dẫn đến việc phát hiện khi sỏi đã phát triển và chiếm phần lớn đài thận.

Sỏi san hô nhỏ có khả năng phát triển nhanh chóng, chỉ trong khoảng vài tuần đến vài tháng, trở thành những cục sỏi lớn bao phủ toàn bộ đài thận và bể thận. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận và bệnh thận giai đoạn cuối. 

Đặc biệt, loại sỏi này có khả năng tăng cao nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm. Do đó, việc phẫu thuật để loại bỏ sỏi san hô thường được khuyến cáo thực hiện sớm để tránh các biến chứng tiềm ẩn.

Gợi ý cách điều trị sỏi san hô

Sỏi san hô có cấu trúc cực kỳ cứng và phức tạp do sự tồn tại của nhiều nhánh nhỏ, lấp đầy vào các khoảng trống trong đài bể thận. Điều trị cho tình trạng này thường đòi hỏi sự phức tạp. Bác sĩ thường sẽ đề xuất phương án điều trị dựa trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị sỏi san hô:

  • Điều trị bằng thuốc: Do sỏi san hô thường xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị và ngăn chặn viêm nhiễm đài thận và nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật mở để loại bỏ sỏi. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả, nhưng bệnh nhân cũng phải đối mặt với nhược điểm là thời gian hồi phục dài, cần nằm viện lâu do vết mổ lớn.
  • Tán sỏi qua da: Đây là phương pháp ngày càng được ưa chuộng hơn so với phẫu thuật mổ truyền thống trong điều trị sỏi thận san hô. Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm, như giảm thiểu sự xâm lấn vì chỉ cần mở một đường nhỏ để tiếp cận đài bể thận, sau đó sử dụng laser để tán sỏi thành các viên nhỏ rồi hút chúng ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân trải qua ít đau đớn hơn so với phẫu thuật mổ truyền thống, phục hồi nhanh chóng và giảm thời gian nằm viện. Phương pháp này cũng ít gặp biến chứng hơn và đồng thời bảo toàn và cải thiện chức năng của thận.

Nên kiêng cử gì khi bị sỏi san hô?

Thành phần dinh dưỡng trong các thực phẩm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tác nhân gây sỏi thận san hô. Việc nhận biết rõ ràng về những thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh sử dụng để phòng chống việc tích tụ và hình thành sỏi san hô.

Hạn chế ăn muối

Đối với câu hỏi "sỏi san hô kiêng ăn gì," một trong những yếu tố đầu tiên cần xem xét là hàm lượng muối dung nạp vào cơ thể. Sự tích tụ muối trong cơ thể có thể gây ra hiện tượng giữ nước, tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, dẫn đến tăng kích thước của sỏi. 

Do đó, việc điều chỉnh lượng muối ăn là rất cần thiết cho việc ngăn ngừa sỏi thận san hô. Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ các sản phẩm đóng hộp chứa nhiều natri, cũng như tránh ăn các loại dưa muối, cà muối, để giảm nguy cơ tăng cường sự hấp thụ natri.

Sỏi san hô: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả 3
Hạn chế hấp thụ muối để không làm tình trạng bệnh sỏi san hô nặng hơn

Hạn chế ăn protein động vật

Protein động vật có thể gia tăng quá trình chuyển hóa và sản xuất axit uric trong nước tiểu, điều này tăng nguy cơ phát triển sỏi thận san hô.

Hạn chế đồ uống có ga và chất kích thích

Các chất kích thích, các chất gây nghiện và đồ uống có ga có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận san hô. Những chất này có thể gây mất nước và làm suy giảm chức năng thận, đồng thời làm giảm khả năng lọc thận. Ngoài ra, chúng cũng ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu và góp phần vào quá trình hình thành sỏi.

Hạn chế vitamin C

Việc sử dụng vitamin C ở liều cao có khả năng gây ra sự hình thành sỏi thận, do đó, việc bổ sung vitamin C nên được thực hiện một cách cẩn trọng. Hạn chế việc tự ý tăng liều vitamin C để tránh nguy cơ tạo ra sỏi mới. 

Tốt nhất là nên cung cấp vitamin C từ các nguồn tự nhiên như rau củ quả tươi và chỉ sử dụng viên uống vitamin C khi được sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Sỏi san hô: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả 4
Chỉ nên cung cấp vitamin C từ các nguồn tự nhiên như rau củ quả tươi

Sỏi san hô là một bệnh lý tiết niệu nguy hiểm và việc điều trị càng sớm thì càng có lợi. Nếu có nghi ngờ về sỏi san hô, quan trọng nhất là nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị và tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Xem thêm: Hình ảnh các loại sỏi thận: Nguyên nhân và cách trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm