Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có đổ mồ hôi khi bị sốt không? Thực chất, sốt không phải là một căn bệnh, nó là một triệu chứng của một căn bệnh, đó có thể là nhiễm trùng, viêm hoặc một bệnh nào khác. Vậy khi sốt đổ mồ hôi thì có gây nguy hiểm gì không? Mời các bạn cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu.
Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn bình thường. Thân nhiệt bình thường là 37 độ C, khi nhiệt độ từ 38 độ C trở lên là sốt. Hầu hết các cơn sốt là do phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng, đối với trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, sốt ra mồ hôi nhiều chưa chắc là một căn bệnh cụ thể mà có thể là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào đó.
Sốt là phản ứng của hệ thống miễn dịch chống lại tác nhân gây sốt. Lý do của hiện tượng này là khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, mối đe dọa được nhận thức sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm virus, sự gia tăng nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nhân lên của virus, vì vậy số lượng virus giảm rất nhanh. Đó là lý do tại sao ngay cả khi nhiễm virus chưa có phương pháp điều trị nhưng chúng vẫn có thể biến mất kịp thời.
Sốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể có vấn đề. Mặc dù đây là một phản ứng bình thường, nhưng nó không nên được coi là đương nhiên. Sốt cao ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, do các enzym và các chất cần thiết khác trong cơ thể sẽ biến đổi nếu gặp nhiệt độ cao.
Vì vậy, điều quan trọng là phải hạ sốt nhanh chóng. Cơ thể chúng ta cũng có những cơ chế riêng để kiểm soát tình trạng tăng thân nhiệt, đó là thông qua việc bài tiết mồ hôi. Đây chính là lý do tại sao sốt và đổ mồ hôi thường đi đôi với nhau.
Một người được coi là bị sốt khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 38 độ C. Nhiệt độ từ 39 độ C trở lên được gọi là sốt cao. Đối với trẻ em, ngưỡng sốt sẽ thay đổi một chút. Trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C khi đo ở trực tràng và trên 37 độ C khi đo ở miệng và ở nách.
Không có bằng chứng nào cho thấy đổ mồ hôi khi bị sốt giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng nhiều người nhận thấy rằng việc đổ mồ hôi khiến họ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn khi bị sốt.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bệnh nhân bị sốt đổ mồ hôi:
Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt đổ mồ hôi bao gồm:
Tình trạng sốt cao có thể gây ra các triệu chứng dưới đây:
Cơ thể của bạn có cơ chế điều nhiệt tích hợp riêng. Mặc dù nhiệt độ cơ thể dao động trong ngày, nó vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được, tiến gần đến điểm gọi là điểm điều nhiệt. Điểm điều nhiệt tăng lên khi cơ thể cố gắng chống lại tác nhân gây nhiễm trùng. Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh khi cơ thể phải vật lộn để đạt đến điểm điều nhiệt cao hơn.
Khi tới giai đoạn đã chống lại tác nhân nhiễm trùng, điểm điều nhiệt sẽ trở lại bình thường nhưng thân nhiệt lúc này vẫn cao hơn bình thường. Vì vậy, lúc này bạn sẽ cảm thấy nóng.
Đó là lúc tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và tiết mồ hôi để hạ nhiệt. Đây là dấu hiệu cho thấy cơn sốt đang giảm dần và bạn đang dần hồi phục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc làm cho bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn sẽ không điều trị được sốt hoặc các nguyên nhân gây sốt.
Sốt có thể tái diễn lại sau khi đổ mồ hôi. Ví dụ, với trường hợp nhiễm Covid 19, bạn có thể cảm thấy tốt hơn trong vài ngày sau khi cơn sốt của bạn giảm xuống, nhưng các triệu chứng có thể quay trở lại.
Sốt đổ mồ hôi không phải lúc nào cũng cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan do sốt cao có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.
Sốt đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân là một vấn đề đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn cần đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu:
Nếu trẻ vẫn uống nước, chơi đùa và phản ứng bình thường thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi tình trạng sốt của trẻ kéo dài hơn 3 ngày hoặc kèm theo:
Bạn nên gọi bác sĩ nếu sốt từ 39 độ C trở lên và có dấu hiệu:
Tóm lại, tình trạng sốt đổ mồ hôi thường đi đôi với nhau. Tuy nhiên, việc cố ý làm cho bạn đổ mồ hôi nhiều hơn khi bị sốt sẽ không giúp cơn sốt giảm nhanh hơn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nhận biết được các triệu chứng và đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy bệnh tình không thuyên giảm.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.