Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Nhiều người thắc mắc khi bị sốt siêu vi nên ăn gì bởi một số thực phẩm có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, nhanh chóng hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về sốt siêu vi, cũng như những thực phẩm mà người bệnh sốt siêu vi nên bổ sung.

Khi bị sốt siêu vi, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp tình trạng sốt siêu vi giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau hồi phục. Vậy sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi là tình trạng sốt do virus gây ra. Hầu hết các bệnh đều tự khỏi sau 3 đến 7 ngày và không nguy hiểm đến tính mạng như sốt xuất huyết. Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc sốt siêu vi nhất. Khi trẻ bị sốt siêu vi, trẻ thường sốt rất cao từng đợt, nhiệt độ cơ thể lên tới 37-38°C, có trường hợp lên tới 39-40°C, kèm theo nhức đầu, đau cơ, đỏ mắt và có các triệu chứng như nhiễm trùng mũi, hô hấp,...

Sốt siêu vi nên ăn gì? Những thực phẩm cần bổ sung1
Sốt siêu vi là tình trạng sốt do virus gây ra

Khi virus tấn công cơ thể còn non yếu, nó cần thời gian ủ bệnh để nhân lên và gây nhiễm trùng. Vì vậy, cần cho trẻ ăn thức ăn tăng cường hệ miễn dịch để trẻ nhanh chóng phục hồi, trước khi cho virus có thời gian nhân lên. Trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ bị bệnh và mất nhiều thời gian hồi phục hơn trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cho nên, các mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của con để kịp thời giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh. Cần lưu ý về thực phẩm khi bị sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh. 

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây sốt siêu vi

Vì sốt siêu vi là một loại bệnh truyền nhiễm nên những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng của con người có xu hướng suy giảm. Điều này tạo điều kiện cho sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh như virus.

Chuyển mùa là thời điểm dễ xảy ra sốt virus nhất. Tuy nhiên, vì nguyên nhân chính gây sốt trong trường hợp này là do chủng virus nên việc lây truyền sốt virus từ người sang người là hoàn toàn có thể xảy ra. Các con đường lây truyền phổ biến nhất có thể kể đến như: 

  • Hệ hô hấp: Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, virus có thể vô tình lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh.
  • Tiêu hóa: Một số loại virus, chẳng hạn như norovirus và enterovirus, có thể tồn tại bên ngoài cơ thể bằng cách bám vào thức ăn và đồ uống. Ăn thực phẩm bị ô nhiễm như vậy sẽ tạo điều kiện cho virus có thể tấn công cơ thể và gây sốt.
Sốt siêu vi nên ăn gì? Những thực phẩm cần bổ sung2
Trẻ nhỏ thường dễ mắc sốt siêu vi vì sức đề kháng yếu

Sốt siêu vi nên ăn gì? Những thực phẩm cần bổ sung

Như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng vào tốc độ hồi phục của người bệnh sốt siêu vi. Chính vì thế nên không ít người có thắc mắc sốt siêu vi nên ăn gì. Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân sốt siêu vi nên bổ sung:

  • Tỏi: Tỏi được coi là một trong những thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Allicin là một hoạt chất được tìm thấy trong tỏi có khả năng thúc đẩy chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ sốt do virus.
  • Gừng: Gừng có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, có tác dụng chống lại tình trạng sức khỏe thể chất kém. Hãy nhớ sử dụng gừng trong nấu ăn hoặc uống nó như một loại trà để giữ cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái tốt.
  • Chuối: Khi bạn bị bệnh, vị giác của bạn trở nên mờ nhạt do cảm lạnh hoặc sốt. Sốt siêu vi nên ăn chuối vì đây là một thực phẩm dễ nhai, dễ nuốt và có vị ngọt dễ chịu. Chuối cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, Mn, Mg, vitamin C và vitamin B6. Ăn chuối mỗi ngày có thể làm tăng bạch cầu, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, từ đó có thể ngăn ngừa các triệu chứng sốt virus xảy ra trong tương lai.
  • Súp gà: Súp gà có lợi đối với những người mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc sốt siêu vi. Súp gà sẽ là nguồn cung cấp nước tuyệt vời để bù nước cho cơ thể khi bạn bị sốt. Đồng thời sẽ cung cấp cho bạn lượng protein và calo mà cơ thể cần hiệu quả. 
  • Nước dừa: Nước dừa rất giàu chất điện giải và glucose nên sẽ giúp bạn bù nước. Không chỉ có vị ngọt, thơm ngon, kali trong nước dừa còn có thể giúp bạn bổ sung năng lượng khi cảm thấy không khỏe. Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe của bạn.
  • Nước canh nóng: Nước được nấu từ thịt hoặc rau củ chứa nhiều calo, chất dinh dưỡng và hương vị rất cần thiết khi bạn ốm. Uống nước canh nóng khi bị sốt là nó giúp cung cấp nước cho cơ thể và hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên. Hãy nhớ nấu ở nhà thay vì mua ở cửa hàng có hàm lượng muối cao.
  • Trà thảo mộc: Trà thảo mộc có tác dụng như thuốc thông mũi tự nhiên, cũng như nước canh nóng và súp gà. Nó làm lỏng chất nhầy và chất lỏng ấm làm dịu kích ứng cổ họng. Trà thảo mộc có chứa polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh.
  • Quả mọng: Quả mọng rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch. Một số quả như dâu tây, quả việt quất và quả mâm xôi có chứa các hợp chất có lợi như anthocyanin, có đặc tính chống virus, chống viêm và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ. 
  • Trái bơ: Bơ là loại trái cây hoàn hảo để sử dụng khi bị sốt virus vì nó chứa các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể bạn cần trong thời gian này. Bơ chứa chất béo lành mạnh như axit oleic, có vai trò lớn trong việc giảm viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi chứa lượng lớn vitamin C. Vitamin C có khả năng giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sốt virus hiệu quả.
  • Các loại rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau diếp cá, rau bina và rau cải rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi. Những hợp chất thực vật này có tác dụng như chất chống oxy hóa giúp chống viêm. Loại rau lá xanh này còn được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus giúp chống lại cảm lạnh và sốt do virus.
  • Thực phẩm protein: Thực phẩm giàu protein bao gồm cá, hải sản, thịt, đậu, các loại hạt và thịt gia cầm có thể cung cấp đủ chất đạm cần thiết cho cơ thể bạn. Protein được tạo thành từ các axit amin, rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Khi bạn bị bệnh và cơ thể đang trong quá trình chữa lành, việc bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu từ thực phẩm sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Sốt siêu vi nên ăn gì? Những thực phẩm cần bổ sung3
Trái cây họ cam quýt là một đáp án cho câu hỏi sốt siêu vi nên ăn gì

Nếu bạn bị sốt siêu vi, tốt nhất bạn nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm bổ dưỡng và nghỉ ngơi nhiều để chống lại bệnh tật. Ăn những thực phẩm này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng quan trọng. 

Những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt siêu vi

Bên cạnh sốt siêu vi nên ăn gì thì những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt siêu vi cũng là một điều mà bạn cần quan tâm:

  • Trứng: Thông thường trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng khi bị sốt siêu vi thì đây lại là thực phẩm đầu tiên mà người bệnh nên tránh. Vì ăn trứng sinh nhiều nhiệt và thường kéo dài cơn sốt.
  • Mật ong: Tuy mật ong được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều mật ong có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng, không thích hợp cho người bị sốt.
  • Nước đá: Nước đá có thể làm tăng nguy cơ đau họng, dẫn đến viêm họng, viêm phế quản,... 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng sẽ giúp người bệnh sốt siêu vi mau hồi phục hơn. Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể xây dựng được thực đơn cho bản thân và gia đình nếu không may mắc phải sốt siêu vi nhé! 

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi suy nhược cơ thể sau sốt siêu vi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm