Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa sốt siêu vi

Ngày 08/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt do virus gây ra thường được gọi là bệnh sốt siêu vi, là một tình trạng sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó được nhận biết bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao và kèm theo một loạt các triệu chứng. Sốt siêu vi do một số loại virus gây ra và có thể có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Bài viết này sẽ đề cập đến đặc điểm của bệnh sốt siêu vi như triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiễm bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Sốt siêu vi là gì?

Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể do nhiễm virus gây ra được xếp vào loại sốt siêu vi. Những vi sinh vật nhỏ bé có mặt khắp nơi, gọi là virus, chúng thường có kích thước từ vài trăm nanomet. Những vi sinh vật này chứa một lõi axit nucleic (RNA hoặc DNA) và được bao quanh bởi một lớp vỏ protein. Mức độ nghiêm trọng của cơn sốt phụ thuộc vào độc lực của virus và phản ứng của vật chủ đối với tình trạng nhiễm bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt siêu vi

Các triệu chứng của sốt siêu vi, bao gồm: Sốt (dao động liên tục), mệt mỏi, chóng mặt, yếu ớt, ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân và khớp, viêm họng, đau amidan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, đau họng, cảm giác nóng rát ở mắt, ho, viêm da, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sốt siêu vi

Khi sốt siêu vi không được điều trị và khi cơn sốt kéo dài, bạn có thể bị: Mất nước, sốc, ảo giác, co giật, rối loạn chức năng hô hấp, suy đa cơ quan.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, sốt siêu vi đơn thuần không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sốt đạt tới 103°F (39 °C) hoặc cao hơn, bạn phải đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc. Ở trẻ sơ sinh, cần phải đến cơ sở y tế nếu nhiệt độ đo được tại trực tràng đạt 100,4°F (38°C) hoặc cao hơn. Lời khuyên dành cho người bệnh ở các độ tuổi khác nhau là:

Dành cho trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ:

  • 0 – 3 tháng tuổi: Nếu nhiệt độ tại trực tràng là 100,4°F (38°C) trở lên.
  • 3 – 6 tháng tuổi: Nếu nhiệt độ tại trực tràng cao hơn 102°F (39°C) và trẻ quấy khóc hoặc ngủ li bì.
  • 6 – 24 tháng tuổi: Nếu nhiệt độ tại trực tràng trên 102 F (39°C), kéo dài hơn một ngày.
  • Trên hai tuổi: Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 104°F (40°C) nhiều lần.

Ngoài những triệu chứng trên, các triệu chứng sốt siêu vi khác cần được tư vấn bởi bác sĩ bao gồm: Phát ban, ho, tiêu chảy, trẻ lười biếng, không có khả năng duy trì giao tiếp bằng mắt, sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc không đáp ứng với thuốc được kê đơn.

Dành cho người lớn:

Phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu sốt từ 103°F (39°C) trở lên kéo dài hơn ba ngày và không đáp ứng với thuốc. Ngoài ra, sốt siêu vi thường đi kèm với các triệu chứng sau đây, cần được tư vấn bởi bác sĩ kịp thời: Phát ban, đau đầu dữ dội, cổ cứng, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng), nôn mửa thường xuyên, khó thở (thường là do tăng sản xuất chất nhầy), đau ngực hoặc bụng.

Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa sốt siêu vi 4
Cần gặp bác sĩ nếu sốt từ 39 độ C trở lên và kéo dài hơn ba ngày

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến sốt siêu vi

Virus là một loại tác nhân truyền nhiễm có kích thước rất nhỏ. Chúng xâm nhập và sinh sôi bằng cách nhân lên trong khắp các tế bào của cơ thể bạn.

Bệnh do virus có thể do nhiều loại virus khác nhau gây ra:

  • Thực phẩm và đồ uống có thể bị nhiễm virus. Nuốt thực phẩm bị ô nhiễm có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng do virus như norovirus và enterovirus.
  • Virus do côn trùng hoặc động vật gây ra có thể gây nhiễm trùng do virus như sốt và bệnh dại.
  • Lây nhiễm bởi đường truyền máu với người bị nhiễm virus có thể gây viêm gan siêu vi B và HIV.
  • Do khả năng miễn dịch kém nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm virus cao.
  • Người cao tuổi dễ bị nhiễm virus hơn vì họ có hệ thống miễn dịch rất yếu.
  • Tiếp xúc với vùng dịch tễ có thể dẫn đến nhiễm virus.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải sốt siêu vi?

Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc phải sốt siêu vi.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốt siêu vi

Bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh sốt siêu vi nếu:

  • Bạn đang ở gần một người bị nhiễm bệnh;
  • Bạn đi du lịch đến một quốc gia hoặc lãnh thổ đang lưu hành bệnh sốt siêu vi;
  • Bạn sống ở khu vực có các loại bệnh sốt do virus đặc biệt đang hoành hành;
  • Bạn đang làm việc chung với người bị bệnh;
  • Bạn có quan hệ tình dục không an toàn;
  • Bạn dùng chung kim tiêm với người khác;
  • Bạn đang ở gần động vật bị nhiễm bệnh hoặc đang giết mổ chúng;
  • Nhà của bạn bị chuột xâm nhập.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già cũng rất dễ bị sốt siêu vi do khả năng miễn dịch của họ yếu.
Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa sốt siêu vi 5
Dùng chung kim tiêm với người khác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốt siêu vi

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốt siêu vi

Không dễ để chẩn đoán sốt siêu vi chỉ bằng cách đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của nó, vì có rất nhiều lý do có thể khiến cơ thể bạn bị sốt. Cần có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để kết luận rằng bạn bị sốt siêu vi.

Hầu hết các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và virus có vẻ giống nhau. Do đó, các bác sĩ thường chẩn đoán nhiễm virus bằng cách cố gắng loại trừ các bệnh nhiễm trùng.

Bác sĩ sẽ phân tích tiền căn và triệu chứng bệnh của bạn. Họ cũng lấy mẫu (máu, nước tiểu, đàm,…) của bạn và gửi đi xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và phết họng. Nếu không phát hiện thấy vi khuẩn trong các mẫu trên, người bệnh có thể được chẩn đoán nhiễm virus.

Bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm để xác nhận sự hiện diện của virus bằng cách đề nghị các xét nghiệm như test nhanh cúm. Xét nghiệm máu, đàm và nước tiểu cũng được tiến hành để xác nhận sự hiện diện của virus trong cơ thể bạn.

Phương pháp điều trị sốt siêu vi hiệu quả

Ở hầu hết những người bị cảm cúm mà không có bệnh đồng mắc, tình trạng nhiễm virus sẽ tự giới hạn (tự khỏi). Không có yêu cầu điều trị bằng thuốc kháng virus. Điều trị sốt siêu vi cũng có thể bao gồm việc giải quyết các triệu chứng. Để giảm các triệu chứng sốt do virus, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể được kê đơn.

Virus không giống như vi khuẩn, chúng không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Hầu hết các bệnh do virus (thường bao gồm cả bệnh cảm cúm) chỉ để chúng diễn ra tự nhiên mà không cần điều trị đặc hiệu. Giữ đủ nước (bằng cách uống nhiều nước) hoặc dùng thuốc hạ sốt có thể hữu ích cho đến khi hết sốt.

Người bệnh được khuyến cáo không nên tự dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để điều trị sốt do virus, vì ngoài việc không mang lại kết quả khả quan, thuốc kháng sinh còn có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, dùng thuốc kháng sinh khi sốt siêu vi không cần thiết có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc với thuốc kháng virus để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm cúm, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch bệnh ở cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa sốt siêu vi 6
Sốt siêu vi thường được bán sĩ chỉ định bằng một số loại thuốc kháng sinh

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt siêu vi

Chế độ sinh hoạt:

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh sốt siêu vi, bao gồm các biện pháp chung sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy nghỉ ngơi và giữ cho cơ thể có đủ thời gian để hồi phục. Tránh làm việc quá sức và ngủ đủ giấc để giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng: Duy trì nhiệt độ phòng thoải mái và điều chỉnh nhiệt độ tùy theo cảm giác của bạn. Nếu bạn có sốt, có thể sử dụng điều hòa hoặc chườm khăn mát lên trán để làm giảm nhiệt độ.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Uống đầy đủ thuốc theo chỉ định và thông báo về bất kỳ tình trạng tăng nặng hoặc thay đổi triệu chứng nào.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác: Tránh tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc với người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Lưu ý rằng đây chỉ là những biện pháp chung và quan trọng nhất là tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt siêu vi rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng:

  • Uống đủ nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ lượng nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nội môi trong cơ thể. Sốt và mất nước có thể gây ra sự suy kiệt và làm gia tăng triệu chứng mệt mỏi. Nước giúp giảm sốt và làm mát cơ thể.
  • Cung cấp đủ năng lượng: Khi bị sốt siêu vi, cơ thể bạn sử dụng năng lượng nhiều hơn để chiến đấu với bệnh. Hãy tăng cường lượng calo hàng ngày bằng cách ăn các thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc, hạt và chất béo lành mạnh từ nguồn thực phẩm như cá, hạt chia, và dầu ô-liu.
  • Cung cấp protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo mô. Hãy ăn các nguồn protein như thịt gà, thịt bò, cá, trứng, đậu, hạt và sữa chất lượng cao để đảm bảo cung cấp đủ protein cho cơ thể.
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất: Ở thời điểm bị bệnh, hệ miễn dịch cần được hỗ trợ bằng cách cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, quả bơ, hạt, và các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, kẽm và selen.
  • Hạn chế đồ ngọt và thức ăn có nhiều đường: Tránh tiêu thụ quá nhiều đường và thức ăn có chứa đường cao, như nước ngọt, bánh kẹo ngọt và đồ ăn nhanh. Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Hạn chế sử dụng rượu và hút thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể gây tổn thương đến hệ miễn dịch và làm suy yếu quá trình phục hồi. Hạn chế hoặc tốt nhất là không tiêu thụ rượu và thuốc lá trong thời gian bạn bị sốt siêu vi.
Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa sốt siêu vi 7
Người bệnh sốt siêu vi cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Phương pháp phòng ngừa sốt siêu vi hiệu quả

Việc ngăn ngừa sốt siêu vi có thể đạt kết quả tốt nếu sự lây lan của virus bị ngăn chặn. Việc phòng ngừa sốt siêu vi có thể được thực hiện bằng cách sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Rotavirus gây tiêu chảy. Nó có thể truyền bệnh qua bàn tay bị nhiễm virus của con người và các bề mặt. Vì vậy, việc rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn là cần thiết.
  • Duy trì khoảng cách và đeo khẩu trang: Việc duy trì khoảng cách với người nhiễm bệnh và đeo khẩu trang là cần thiết, đặc biệt là ở các vùng đang lưu hành bệnh.
  • Lau dọn các bề mặt bằng dung dịch diệt virus: Sự lây lan virus có thể giảm bớt bằng cách xử lý các bề mặt bằng dung dịch diệt virus (chẳng hạn như dung dịch có gốc iốt, cồn).
  • Thanh trùng: Thanh trùng là quá trình đun nóng sữa đến 72°C trong 15 phút. Tương tự, đun sôi nước trước khi uống cũng đảm bảo tác dụng tương tự.
  • Ngăn ngừa muỗi đốt: Muỗi có thể gây ra sự lây lan của nhiều loại virus khác nhau, đặc biệt là virus gây bệnh sốt xuất huyết, chikungunya,… Do đó, sử dụng màn khi ngủ và thuốc đuổi muỗi có thể giúp ngăn ngừa muỗi đốt.
Nguồn tham khảo
  1. Viral Fever - Symptoms, Causes, Types, Prevention, Treatment: https://www.pacehospital.com/viral-fever-symptoms-causes-types-prevention-treatment
  2. Viral Fever: Symptoms, Complications, and Treatment: https://www.practo.com/health-wiki/viral-fever-symptoms-complications-and-treatment/25/article#prone
  3. Viral Fever: https://www.medicoverhospitals.in/articles/viral-fever
  4. Viral Fever – Symptoms, Causes, Diagnosis and Treatment: https://www.starhealth.in/blog/viral-fever-symptoms 
  5. What to know about viral fever: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324645

Các bệnh liên quan

  1. Trùng roi sinh dục nữ

  2. Sán dây lợn

  3. Tả

  4. Nhiễm ấu trùng sán lợn

  5. Lậu

  6. HIV/AIDS

  7. Nhiễm giun đũa

  8. Mụn cóc phẳng

  9. Nhiễm giun chỉ

  10. Viêm màng não lympho bào