Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không?

Ngày 24/10/2023
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết là một căn bệnh dễ mắc phải ở các nước vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới như Việt Nam. Có nhiều câu hỏi về các biến chứng và triệu chứng của bệnh, ví dụ như sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không? Có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của con gái không? Tìm ra câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh sao cho đúng.

Hiểu rõ về các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết được coi như một trong những việc vô cùng quan trọng giúp ích cho quá trình phòng và chữa bệnh. Nhiều người thắc mắc sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây.

Các biến chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có các đặc điểm chính như: Sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, khả năng dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn cũng có thể xảy ra, ngoài ra còn có khả năng bị rối loạn đông máu, suy tạng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là hai biến chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết:

  • Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu: Biến chứng sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có thể không gây ra các biểu hiện rõ ràng, nó không khiến cơ thể mệt mỏi, vì vậy nên nhiều người chủ quan và không theo dõi kỹ, dẫn đến tình trạng xuất huyết ồ ạt. Đặc biệt là đối với trường hợp bị xuất huyết nặng, biến chứng giảm tiểu cầu là tình trạng rất đáng báo động.
  • Sốt xuất huyết gây đông máu: Cô đặc máu là một trong những biến chứng của sốt xuất huyết, triệu chứng đi kèm có thể là cơ thể mệt mỏi, đau tức vùng gan, buồn nôn, người li bì,... kéo dài trong khoảng từ 24 - 48 giờ.

Giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất là giai đoạn sau khi hạ sốt, sẽ xuất hiện các biến chứng như: Giảm tiểu cầu hay cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn, hậu quả là gây tụt huyết áp, sốc,…

sot-xuat-huyet-co-lam-roi-loan-kinh-nguyet-khong 2
Các biến chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không?

Sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân nữ quan tâm. Trong một vài trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt của các chị em có thể bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết. Nguyên nhân sốt xuất huyết gây rối loạn kinh nguyệt đó là do biến chứng sốt xuất huyết gây ra, nó làm ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố của cơ thể và hệ tuần hoàn máu bị biến đổi. Do đó, sốt xuất huyết sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn. Không chỉ vậy, sốt xuất huyết còn có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ.

Các bệnh nhân nữ mắc sốt xuất huyết sẽ bị chảy máu kinh nhiều hơn vào kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể diễn ra sớm hơn hoặc trễ hơn so với ngày thường. Người bệnh sốt xuất huyết nữ có thể sẽ gặp số hiện tượng phổ biến như:

  • Rong kinh: Virus sốt xuất huyết sẽ làm thay đổi lượng máu kinh và ngày bắt đầu kì dâu rụng nên dễ gây ra tình trạng rong kinh.
  • Tắc kinh: Trường hợp xảy ra tình trạng dù đến ngày nhưng vẫn không có kinh nguyệt.
  • Thống kinh: Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt mà còn phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh như sốt cao hay đau đầu sẽ làm tăng thêm cảm giác khó chịu, các bộ phận bị đau vào ngày kinh nguyệt sẽ càng đau hơn so với ngày thường.
sot-xuat-huyet-co-lam-roi-loan-kinh-nguyet-khong  3
Sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không?

Ảnh hưởng của sốt xuất huyết rối loạn kinh nguyệt tới cơ thể

Phía trên đã giải thích cho câu hỏi sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không. Câu trả lời là có. Hơn thế nữa, tình trạng sốt xuất huyết rối loạn kinh nguyệt còn có thể gây ra những hệ quả nguy hiểm ảnh hưởng tới cho sức khỏe. Việc cơ thể bị rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng về lâu về dài sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh nữ. Rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể mất nước và chất dinh dưỡng, gây nôn mửa, đi ngoài hay phổ biến nhất là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.

Ngoài ra, sốt xuất huyết rối loạn kinh nguyệt còn làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng như: Mệt mỏi, cơ xương đau nhức, chảy máu nội tạng. Các biến chứng này là nguy cơ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, viêm não, đột quỵ,…

sot-xuat-huyet-co-lam-roi-loan-kinh-nguyet-khong  4
Ảnh hưởng của sốt xuất huyết rối loạn kinh nguyệt tới cơ thể

Làm sao để hạn chế sốt xuất huyết rối loạn kinh nguyệt?

Để hạn chế tác động của sốt xuất huyết gây rối loạn kinh nguyệt, người bệnh cần chú ý tham khảo những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước: Người bệnh được khuyến cáo nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp làm tăng quá trình đào thải và đảm bảo cho cơ được được cung cấp đủ độ ẩm.
  • Chú ý chế độ ăn phải lành mạnh: Đối với người bệnh, tốt nhất là nên được bổ sung thêm nhiều chất xơ và trái cây để cơ thể được hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi. Các loại đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas, đồ lạnh nên được hạn chế để không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách: Trong thời gian mắc sốt xuất huyết mà còn kèm theo kinh nguyệt, cơ thể sẽ vô cùng khó chịu và cơ thể vốn đã đau nhức thì lại càng nghiêm trọng hơn khi bạn bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, tốt hơn hết là nên nhờ bác sĩ và chuyên gia y tế tư vấn về việc phải sử dụng loại thuốc giảm đau nào và sử dụng sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, các chị em cũng cần quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân, nên chủ động thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân dù việc rối loạn kinh nguyệt có phải do sốt xuất huyết hay không. Nên chú ý rằng rối loạn kinh nguyệt cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh lý phụ khoa như: U lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng,...

Bài viết đã làm rõ vấn đề sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không và cách hạn chế sốt xuất huyết gây rối loạn kinh nguyệt. Có thể thấy rối loạn kinh nguyệt là một trong số những biểu hiện của biến chứng xuất huyết trong sốt xuất huyết. Để đảm bảo không có các biến chứng lâu dài xảy ra, người bệnh nên phối hợp với liệu trình điều trị của các y bác sĩ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin