Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt xuất huyết có lây không? Cách phòng tránh bệnh

Ngày 04/05/2023
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên và là bệnh truyền nhiễm phổ biến mỗi độ mùa mưa hoặc khi độ ẩm không khí tăng. Vậy sốt xuất huyết có lây không và có thể phòng tránh bằng cách nào? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây.

Ăn chung, uống chung, sinh hoạt chung một không gian có bị lây sốt xuất huyết không? Sốt xuất huyết có lây không? Tất cả những thắc mắc về lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Loại virus này được lây truyền rất nhanh thông qua trung gian là muỗi vằn, loại muỗi xuất hiện rất nhiều mỗi khi mùa mưa đến hoặc khi độ ẩm trong không khí tăng cao. 

Sốt xuất huyết phát triển từ sốt nhẹ lên sốt cao rất nhanh, gây phát ban và đau nhức xương khớp. Đây cũng là nguyên nhân tại sao người bị sốt xuất huyết thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ thể, mệt mỏi, thiếu sức sống. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây nên một số hiện tượng như chảy máu cam, giảm huyết áp đột ngột,... thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh. 

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Cách lây truyền bệnh 

Sốt xuất huyết chỉ có thể lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn), điều này có nghĩa là sốt xuất huyết chỉ có thể lây từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn đốt. Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh nhanh chóng thông qua việc hút máu của người nhiễm bệnh và ủ bệnh trong 4 - 10 ngày sau đó đốt lên người lành và lan truyền virus gây bệnh.

Sốt xuất huyết có lây không? Cách phòng tránh bệnh 1
Sốt xuất huyết có lây không? Bệnh có lây nhiễm qua vật trung gian là muỗi Aedes (muỗi vằn)

Vậy sốt xuất huyết có lây không? Bệnh sốt xuất huyết có thể lây từ người này sang người khác nhưng không phải qua con đường nước bọt, ăn chung, uống chung,... như những bệnh truyền nhiễm khác. Vậy tại sao một người bị sốt xuất huyết những người xung cũng nhiễm bệnh? Điều này có thể lý giải rằng muỗi vằn gây bệnh sinh sống trong khu vực đó, đốt nhiều người và là nguyên nhân lây truyền sốt xuất huyết. 

Đây cũng là lý do sốt xuất huyết rất dễ phát triển thành dịch bệnh, tốc độ lây bệnh quá nhanh, khó kiểm soát, đặc biệt là khi thời tiết mưa ẩm, thích hợp cho muỗi vằn sinh trưởng. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, trong một ổ dịch sốt xuất huyết có thể chỉ có 1 trường hợp nhiễm bệnh điển hình và hàng chục trường hợp khác cũng mang virus trong người nhưng là tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có thể là nguồn lây bệnh cho người xung quanh. 

Khi bệnh sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, bạn sẽ rất khó để xác định mình có phải đối tượng mang bệnh tiềm ẩn hay không. Vì thế cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình theo khuyến cáo từ Bộ Y tế về phòng chống sốt xuất huyết. 

Nhận diện muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Sốt xuất huyết có thể lây từ người này sang người khác thông qua vật trung gian và muỗi vằn. Vậy có cách nào nhận dạng muỗi mang mầm bệnh không? Đặc điểm nhận dạng của muỗi Aedes (muỗi vằn) khá phổ biến, thân muỗi chủ yếu màu đen, thân và chân có những đốm trắng nhỏ nên được đặt tên là muỗi vằn. 

Khi muỗi vằn đốt người bệnh thì cơ thể nó cũng mang virus Dengue, bị nhiễm virus. Sau khi ủ bệnh khoảng 1 tuần, virus trong cơ thể muỗi vằn phát triển, sinh sôi mạnh mẽ, được truyền vào cơ thể người lành thông qua tuyến nước bọt của muỗi.

Khi muỗi vằn đã nhiễm virus thì khả năng cao nó có thể là nguyên nhân truyền bệnh suốt đời. Vì vậy khi một con muỗi mang virus có thể truyền bệnh cho rất nhiều người, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc kiểm soát sốt xuất huyết. 

Đặc biệt hơn nữa, trứng của muỗi vằn có thể chịu được thời tiết khô hạn trong suốt 1 năm và khi gặp nước sẽ tiếp tục trở thành lăng quăng và thành muỗi. Điều này giúp ta lý giải được vì sao đến mùa mưa, số lượng muỗi vằn tăng nhanh chóng và số ca mắc sốt xuất huyết cũng tăng đột biến.

Sốt xuất huyết có lây không? Cách phòng tránh bệnh 2
Đặc điểm nhận dạng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết lây khi nào? 

Như đã giải đáp ở trên về câu hỏi sốt xuất huyết có lây không, bệnh lây qua muỗi và từ muỗi truyền bệnh đến nhiều người. Thời điểm lây bệnh sốt xuất huyết thường là vào ban ngày, hoạt động mạnh mẽ nhất là khi sáng sớm hoặc chiều tối. Vì thế dù ban đêm bạn ngủ và dùng màn chắn muỗi nhưng ban ngày vẫn bị muỗi đốt thì nguy cơ bị sốt xuất huyết vẫn rất cao. 

Muỗi vằn thường trú đậu ở những nơi ẩm thấp, tối trong nhà, thường đẻ trứng vào những vật chứa nước sạch. Thời gian muỗi vằn nhiều nhất và bệnh sốt xuất huyết hoành hành mạnh nhất là khoảng độ tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm. Thời gian này bạn cần đề phòng bệnh nhiều hơn, chú ý đến vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân. 

Muỗi thường đẻ trứng vào nơi ẩm thấp và đọng nước, mỗi con muỗi có thể đẻ đến hàng trăm trứng, khiến số lượng muỗi tăng đột biến, diễn biến dịch sốt xuất huyết cũng khó lường hơn. Bạn nên dọn sạch những nơi ao tù nước đọng trong và xung quanh nhà ở, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, mở cửa chính và cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên,...

Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết 

Không chỉ nguy hiểm khi sốt xuất huyết ở trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai mà bất cứ đối tượng nào mắc bệnh đều có thể để lại di chứng đối với sức khỏe, nhất là vào giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết. Chính vì vậy, bạn cần phòng chống bệnh ngay từ đầu với những lưu ý sau:

  • Sốt xuất huyết có lây không? Bệnh có lây và lây qua đường muỗi đốt nên cần đậy kín các dụng cụ đựng nước để tránh làm chỗ cho muỗi đẻ trứng. 
  • Áp dụng cách chống muỗi tự nhiên là thả cá nhỏ hoặc cá bảy màu vào bể nước để tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy.
  • Vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ chứa nước trong gia đình như thau, vại, chậu,...
  • Thu dọn rác gọn gàng, vứt rác thường xuyên, không để lưu lại rác trong nhà, đặc biệt là rác có mùi. 
  • Thêm muối vào nước để ngăn muỗi đẻ trứng. 
  • Xông khói hoặc sử dụng bình xịt muỗi thường xuyên. 
  • Phát quang cây cối trong và xung quanh nhà ở. 
  • Dẹp bỏ, lấp đầy ao tù nước đọng quanh khu vực sinh sống. 
  • Mặc quần áo dài tay vào ban ngày là cách chống muỗi đốt hiệu quả.
  • Ngủ màn cả ban ngày và ban đêm để chống muỗi đốt. 
  • Dùng rèm che cửa sổ, cửa chính để ngăn muỗi bay vào nhà. 
  • Người bị sốt xuất huyết nên nằm màn trong suốt thời gian điều trị để tránh bị muỗi đốt lây bệnh cho người nhà.
Sốt xuất huyết có lây không? Cách phòng tránh bệnh 3
Sử dụng nhang muỗi để xua đuổi muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngoài những cách tự phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà, bạn cũng nên phối hợp với chính quyền địa phương trong những đợt phun thuốc diệt muỗi tập trung, diệt bỏ các ổ muỗi nguy hiểm cho sức khỏe. 

Bài viết trên đây là những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết có lây không cũng như có thêm thông tin bổ ích. Nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng bị sốt xuất huyết cần đến bệnh viện khám sức khỏe và điều trị tại nhà hoặc tại viện, tùy theo tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết sớm nhất tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin