Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại hiện nay, bệnh không những gây ra sốt cao, mất nước mà còn có khả năng gây biến chứng nghiêm trọng. Việc duy trì thân nhiệt ổn định và bổ sung nước kịp thời là rất quan trọng để giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, giảm bớt cảm giác khó chịu do bị sốt. Vậy sốt xuất huyết uống gì để hạ sốt?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh và giải pháp giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sốt cao bạn nhé!
Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liên tục cảnh báo về sự gia tăng của bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu, căn bệnh này được xếp vào mức độ 3 – mức khẩn cấp y tế cao nhất.
Sốt xuất huyết nguy hiểm vì nhiều yếu tố, đặc biệt là diễn biến khó lường và việc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Đối với người bị sốt xuất huyết, thuốc có thành phần Paracetamol (hay Acetaminophen) thường được khuyên dùng để giúp hạ sốt và giảm đau. Đây là loại thuốc phổ biến, không cần kê đơn và có sẵn tại nhiều nhà thuốc. Khi sử dụng đúng cách, Paracetamol có thể giúp kiểm soát các triệu chứng sốt ở những người mắc bệnh nhẹ một cách hiệu quả.
Thuốc hạ sốt paracetamol có thể dẫn đến ngộ độc, hoại tử gan cấp tính, và các biến chứng nghiêm trọng khác nếu sử dụng quá liều. Nếu bệnh nhân vẫn không hạ sốt hoặc liên tục bị sốt trở lại sau khi đã dùng đến liều tối đa cho phép, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đối với trẻ em, phụ huynh cũng cần chú ý đến các dạng bào chế khác nhau của Paracetamol như viên nén, siro, bột pha uống và viên đặt hậu môn. Khi cần kết hợp nhiều dạng thuốc (ví dụ, dùng siro khi trẻ thức và viên đặt khi trẻ ngủ), phụ huynh phải theo dõi tổng liều trong ngày để không vượt quá liều tối đa cho phép, nhằm tránh nguy cơ ngộ độc do quá liều.
Để đảm bảo an toàn, trẻ nhỏ hoặc những trường hợp sốt cao khó hạ nên được bác sĩ khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.
Sốt xuất huyết uống gì để hạ sốt ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt? Việc bù nước và điện giải là cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng của sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh, cơ thể thường mất nhiều nước do đổ mồ hôi, đi tiểu và nôn mửa. Dưới đây là một số phương pháp giúp bù nước và điện giải cho người bệnh:
Việc sử dụng các phương pháp này sẽ giúp duy trì cân bằng nước và điện giải, giảm nguy cơ biến chứng trong quá trình điều trị sốt xuất huyết.
Hiện tại, chưa có loại thuốc hay phương pháp điều trị nào đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Các bác sĩ sẽ tập trung vào việc điều trị triệu chứng của bệnh, như sốt, nhức đầu và đau nhức cơ khớp, đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe.
Có thể theo dõi và điều trị tại nhà đối với người mắc sốt xuất huyết thể nhẹ. Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm nghỉ ngơi, điều trị triệu chứng như chườm mát, uống thuốc hạ sốt và bù nước. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết thể nặng (trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người thể trạng béo phì) cần được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.
Ngoài ra, những người có nguy cơ chảy máu nặng như người sử dụng thuốc chống đông máu, người có bệnh lý về máu hoặc viêm loét dạ dày - tá tràng cũng cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.
Khi bị sốt xuất huyết, ngoài việc tìm hiểu sốt xuất huyết uống gì để hạ sốt, người bệnh nên có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Các món ăn nên mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hoặc sữa. Đồng thời, tránh thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn nhanh. Vệ sinh mũi, mắt, miệng hàng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, bệnh nhân nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton để hỗ trợ giảm thân nhiệt nhanh chóng. Nên sử dụng nước ấm và lau nhẹ cơ thể bằng khăn mềm ẩm, tránh tắm khi không cần thiết.
Bài viết đã giải đáp cho câu hỏi: "Sốt xuất huyết uống gì để hạ sốt?". Uống thuốc hạ sốt như Paracetamol và bù nước hợp lý là những biện pháp cần thiết để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, việc theo dõi tình trạng sức khỏe và đến gặp bác sĩ kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng rằng thông tin trong tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết và lựa chọn phương pháp hạ sốt hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.