Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để biết tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, có thể dựa vào chỉ số thai nhi, được tính từ khi em bé còn là phôi thai đến khi hoàn thiện các bộ phận. Một trong những chỉ số được nhiều mẹ bầu sử dụng để theo dõi sự phát triển của con là kích thước phôi thai theo tuần.
Theo dõi cân nặng và kích thước phôi thai theo tuần ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ giúp ba mẹ theo dõi và đánh giá được sự phát triển của con. Thông qua các chỉ số này, mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt khoa học hơn để con tăng cân hợp lý hoặc kịp thời xử lý khi xảy ra các dấu hiệu bất thường.
Cân nặng và kích thước dài rộng chuẩn của thai nhi sẽ được xác định qua từng thời kỳ bằng cách tính như sau:
Thai nhi từ 8 đến 19 tuần tuổi: Do thai nhi luôn ở tư thế cuộn tròn trong bào thai nên rất khó đo cân nặng, kích thước của thai nhi, chỉ xác định được từ vị trí đầu đến mông. Nên , ở thời điểm này, chiều dài thai nhi còn được gọi là chiều dài đầu mông.
Thai nhi từ 20 đến 42 tuần tuổi: Chiều dài phôi thai được đo từ đầu đến gót chân. Thông qua các hình ảnh siêu âm vào giai đoạn này, bà bầu có thể quan sát thấy kích thước cũng như cân nặng của thai nhi tăng dần đều.
Đáng chú ý, từ tuần thai thứ 32 trở đi, cân nặng và kích thước của thai nhi sẽ phát triển tối đa và những đường nét cuối cùng trên cơ thể của thai nhi cũng dần được hoàn thiện.
Để biết được chính xác cân nặng và kích thước phôi thai theo tuần, ba mẹ có thể tham khảo bảng chỉ số thai nhi mà tổ chức y tế thế giới WHO vừa đưa ra. Bảng chỉ số này dựa trên ba cột mốc phát triển quan trọng nhất của trẻ là giai đoạn 12 tuần tuổi, 20 tuần tuổi và 32 tuần tuổi, tương ứng với ba giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu là tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
Tuy nhiên, trên thực tế, bảng chỉ số thai nhi chỉ ở mức trung bình. Nghĩa là trong từng trường hợp, em bé có thể nhẹ hơn, thấp hơn hay nặng hơn, cao hơn so với mức tiêu chuẩn.
Dưới đây là bảng chỉ số thai nhi theo tổ chức WHO:
Mẹ sẽ nhận thấy thai nhi qua các tuần thay đổi rất nhiều. Tuy thai nhi ở trong bụng mẹ khoảng 38 tuần nhưng độ dài trung bình của thai kỳ sẽ được tính là 40 tuần. Do thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh cuối cùng của mẹ, mà không phải là ngày thụ thai vào khoảng 2 tuần sau đó. Mẹ có thể tham khảo thông tin chi tiết về kích thước phôi thai cũng như sự phát triển của em bé theo tuần tuổi cụ thể như sau:
Trong các chỉ số thai nhi, ngoài việc dựa vào kích thước phôi thai theo tuần để theo dõi sự phát triển của con, mẹ cũng quan tâm đến cân nặng của thai nhi. Vậy làm gì nếu cân nặng của thai nhi không đạt chuẩn? Hãy tham khảo những gợi ý sau đây:
Nếu cân nặng của thai nhi vượt chuẩn thì mẹ bầu nên cân nhắc lại chế độ ăn uống và vận động mỗi ngày của mình. Mẹ nên tránh ăn quá nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều mỡ hay nhiều đường và nên thường txuyên vận động khi mang thai, nếu không sẽ dẫn đến thai nhi thừa cân, mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao hay mỡ máu,… và khiến việc sinh nở khó khăn.
Theo các chuyên gia, khi thai nhi nhẹ cân hơn mức bình thường, nguy cơ thai nhi bị ngạt thở ngay trong quá trình sinh rất cao, sức đề kháng của bé khi chào đời cũng yếu hơn bình thường nên rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, máu. Bên cạnh đó, so với các trẻ đủ cân, trẻ nhẹ cân cũng thường kém thông minh và khả năng vận động bị chậm hơn.
Do vậy, để khắc phục tình trạng thai nhi có cân nặng nhẹ hơn mức chuẩn, các bà bầu nên xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học đồng thời bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể cả mẹ và bé.
Một cách khác để kiểm soát cân nặng của thai nhi là khám thai định kỳ. Bác sĩ có thể phát hiện ra những vấn đề bất thường của bé thông qua các chỉ số đo đạc, siêu âm thai, từ đó có giải pháp sớm khắc phục.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về kích thước phôi thai theo tuần chuẩn nhất. Qua đó, mẹ có thể theo dõi bé phát triển có khỏe mạnh hoặc phát hiện bé chậm tăng cân và thậm chí là không tăng trong nhiều tuần liên tiếp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.