Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Sự thật thú vị: Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?

Ngày 03/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi đi vào cơ thể, thức ăn sẽ được biến đổi thông qua quá trình tiêu hoá. Từ đó, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn. Vậy cụ thể quá trình tiêu hóa ở người diễn ra như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Quá trình tiêu hóa là quá trình diễn ra hàng ngày trên cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình này. Vì vậy, Nhà thuốc Long Châu sẽ sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào nhé! Qua đó, giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc nhai kỹ, cũng như biết được cách ăn uống khoa học và hợp lý hơn.

Quá trình tiêu hóa là gì?

Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hoá học có trọng lượng phân tử thấp. Bằng cách tiêu hoá ở khoang miệng và ống tiêu hoá, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Trong quá trình này, dưới sự hỗ trợ của các tuyến phụ là tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, hành trình đi từ miệng đến đại tràng sẽ tiêu hóa thức ăn được hiệu quả hơn.

Theo đó, các nhà khoa học chia quá trình tiêu hoá thành hai quá trình, bao gồm:

  • Tiêu hoá cơ học: Là quá trình tiêu hóa diễn ra ở miệng và dạ dày, các hoạt động thông thường là nhai, nghiền, nhào trộn, co bóp để thức ăn biến thành những mảnh nhỏ.
  • Tiêu hoá hoá học: Quá trình này diễn ra ở tất cả các cơ quan của hệ tiêu hoá. Trong đó, các enzyme và dịch tiêu hoá có trong nước bọt và dịch mật của gan như: Enzyme Pepsin, Acid Clohydric,... sẽ phân giải các mảnh thức ăn thành các chất dinh dưỡng dưới dạng đơn giản hơn. Lúc này, cơ thể có thể hấp thụ thức ăn được nhanh chóng và tối ưu hơn.
Sự thật thú vị: Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? 1
Quá trình tiêu hóa diễn ra hàng ngày trong cơ thể con người

Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?

Tiêu hóa ở miệng

Miệng là cơ quan đầu tiên trong hệ tiêu hoá. Nó có vai trò tiếp nhận, nghiền xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để phân huỷ thức ăn thành những khối nhỏ hơn có thể nuốt được.

Quá trình tiêu hoá ở khoang miệng gồm hoạt động nhai và nuốt. Lúc này, răng sẽ nhai và nghiền nhỏ thức ăn, giúp cho việc tiêu hoá dễ dàng hơn. Các tuyến nước bọt sẽ kết hợp tiết ra nước bọt để trộn lẫn thức ăn. Nó là yếu tố trực tiếp quyết định quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học được nhanh chóng. Điều này là do hàm lượng enzyme Amylase dồi dào trong nước bọt có khả năng phân tách carbohydrate vô cùng hiệu quả.

Tiêu hóa ở thực quản

Thực quản có dạng ống cơ, kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Đây là bộ phận tiếp nhận thức ăn sau khi được nuốt xuống. Đây là cơ chế co thắt và giãn cơ (nhu động) cơ bản. Lúc này, thức ăn sẽ nằm ở vị trí van thực quản dưới. Quá trình này giúp cho thức ăn ở dạ dày không bị đẩy ngược lên thực quản.

Sự thật thú vị: Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? 2
Sau khi đi xuống thực quản, thức ăn sẽ xuống đến dạ dày

Tiêu hóa ở dạ dày

Dạ dày là một tạng rỗng, sở hữu các thành cơ rất khoẻ. Nó chứa các enzyme và axit, có khả năng phân giải thức ăn thành các dạng có thể hấp thu được. Các cơ trong dạ dày sẽ liên tục co bóp để nhào trộn thức ăn với nhau. Theo đó, các enzyme tiêu hóa trong dạ dày thường là:

  • Enzyme Pepsin: Là loại enzyme tiêu hoá chính trong dịch vị dạ dày.
  • Enzyme Lipase. Loại enzyme này có tác dụng tiêu hóa lipid. Nó thường hoạt động tốt hơn trong môi trường kiềm.
  • Acid Clohydric (acid HCl): Là acid đặc trưng, có khả năng kích thích nhu động dạ dày. Đồng thời, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thức ăn để hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

Tiêu hóa ở ruột non

Ruột non là bộ phận dài nhất trong hệ tiêu hoá trung bình từ 5 - 9m với đường kính khoảng 1,5 - 3cm bao gồm 3 phần: Tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.

Từ dạ dày, thức ăn bán tiêu hoá đi qua cơ thắt môn vị đến tá tràng. Tại đây dịch tụy được tuyến tụy tiết ra qua ống tụy (ống Vater) hỗ trợ tiêu hoá protid, glucid, lipid. Trên 80% glucid trong thức ăn được dịch tuỵ phân huỷ.

Thức ăn tiếp theo được chuyển từ tá tràng đến hỗng, hồi tràng. Nhờ các nhung mao và các nếp gấp của ruột non tại hỗng, hồi tràng giúp tăng diện tích bề mặt bên trong tăng cường hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Sự thật thú vị: Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? 3
Thức ăn khi được tiêu hóa phải đi qua ruột non

Tiêu hóa ở gan và túi mật

Mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nhưng gan lại đảm nhiệm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non. Gan sẽ tiết dịch mật vào ruột non. Quá trình này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hoá chất béo và một số acid amin cần thiết.

Tiêu hóa ở ruột già

Ruột già được tạo nên từ manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là xử lý chất thải.

Các chất thải từ ruột non đi vào ruột già bằng nhu động thường ở dưới dạng chất lỏng. Khi được ruột già hấp thụ nước và chất dinh dưỡng còn lại, chất thải sẽ trở nên rắn hơn. Các cơ ở ruột già được tiết ra liên tục để đẩy phân di chuyển đến trực tràng được dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của việc ăn chậm, nhai kỹ đối với sức khỏe hệ tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng việc nhai kỹ thức ăn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa, bao gồm:

  • Làm giảm các rối loạn về đường tiêu hoá, đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, táo bón.
  • Tránh gây quá tải của các cơ quan khác.
  • Hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá.
  • Giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
  • Giúp bạn kiểm soát cân nặng dễ dàng, tạo cảm giác no lâu hơn.
  • Hạn chế hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ béo phì, cholesterol cao, huyết áp cao.
Sự thật thú vị: Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? 4
Ăn quá nhanh có thể gây trào ngược dạ dày

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào. Hãy duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nhé! Đừng quên nhấn theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe bổ ích.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin