Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cơm mất bao lâu để tiêu hóa? Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?

Ngày 30/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sau khi thức ăn vào cơ thể, các cơ quan của hệ thống tiêu hóa sẽ làm việc để chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể. Quá trình tiêu hóa thức ăn giữa các nhóm thực phẩm là khác nhau, như thời gian tiêu hóa của thịt cá sẽ khác với thời gian tiêu hóa của rau xanh. Vậy, cơm mất bao lâu để tiêu hóa?

Đã từng bao giờ bạn chú ý đến thời gian tiêu hóa sau khi ăn chưa? Chúng ta luôn mách nhau rằng ăn xong phải đợi 30 phút cho cơ thể tiêu hóa xong mới có thể làm việc được. Vậy, sau khi dùng bữa xong, bạn nghĩ cơm mất bao lâu để tiêu hóa được hoàn toàn? 

Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?

Trong cơ thể chúng ta, các cơ quan chính trong hệ thống tiêu hóa có thể kế đến là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Thức ăn khi được đưa vào bên trong cơ thể sẽ được “vi vu” qua nhiều bộ phận khác nhau. Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ được diễn ra như sau:

Tiêu hóa thức ăn đầu tiên sẽ diễn ra ở khoang miệng và bắt đầu với nước bọt. Khi bạn nhai thức ăn hoặc cơm, khoang miệng sẽ tiết rất nhiều nước bọt để có tác dụng phá vỡ cấu trúc tinh bột trong các món ăn. Lúc này, khi thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ trở thành một khối dạng bột nhão, như có lớp màng nhầy bao bọc bên ngoài để cơ thể có thể thuận lợi nuốt xuống dễ dàng hơn.

Tiếp đến, thức ăn được đưa vào từ miệng sẽ đi qua thực quản và đến điểm dạ dày. Axit trong dạ dày của chúng ta sẽ có tác dụng phá vỡ thức ăn trong dạ dày. Cơm mất bao lâu để tiêu hóa cũng sẽ được dựa vào thời gian phá vỡ cấu trúc này để phán đoán. Tại đây các thức ăn sẽ được tiêu hóa một phần.

Cơm mất bao lâu để tiêu hóa? 2
Quá trình tiêu hóa diễn ra ở miệng, thực quản, ruột non và ruột già

Sau khi thức ăn đã qua “trạm” dạ dày, chúng sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình ở ruột non. Giai đoạn này không chỉ có ruột làm việc mà gan và tuyến tụy cũng sẽ hỗ trợ làm việc. Chúng sẽ sản xuất thêm dịch tiêu hóa để xử lý hỗn hợp thức ăn được đưa vào dạ dày. Trong đó, dịch của tuyến tụy sẽ hỗ trợ phá vỡ cấu trúc của carbohydrate, protein cùng chất béo. Dịch mật có thể hỗ trợ hòa tan các nhóm chất béo và các thành phần còn lại như vitamin hoặc nước sẽ được di chuyển các thành ruột non để đi vào máu.

Cuối cùng, với những thức ăn chưa thể tiêu hóa sẽ được vận chuyển xuống ruột già. Tại vị trí này, ruột già sẽ được hấp thụ các dưỡng chất và nước của thức ăn. Phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành chất thải - phân. Phân được lưu trữ trong đại tràng và sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua sự bài tiết.

Cơm mất bao lâu để tiêu hóa?

Nếu như bạn thắc mắc cơm mất bao lâu để tiêu hóa, phần tiếp theo của bài viết sẽ có câu trả lời dành cho bạn ngay. Trung bình thời gian tiêu hóa thức ăn của chúng ta sẽ diễn ra từ 24 đến 72 tiếng. Thời gian tiêu hóa thức ăn này còn có sự thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như độ tuổi, quá trình trao đổi chất, thể chất từng người, giới tính và đặc tính của thực phẩm mà bạn thu nạp vào cơ thể.

Thông thường, giai đoạn thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non hay ruột già sẽ diễn ra khá nhanh, khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, khi thức ăn đã xuống đến ruột già thì sẽ ở tại vị trí này khá lâu để tiêu hóa, hấp thu và phân giải thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. 

Khi bạn có độ tuổi ngày càng cao và hệ thống tiêu hóa bị lão hóa dần, các hoạt động tiêu hóa thực phẩm sẽ không thể diễn ra nhanh chóng như còn trẻ. Do vậy, với những người cao tuổi, họ sẽ có quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn và thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn. Với những người gặp các vấn đề về tiêu hóa cho dù giới tính hay độ tuổi nào, quá trình tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cơm mất bao lâu để tiêu hóa? 3
Cơm mất bao lâu để tiêu hóa là thắc mắc của nhiều người

Vậy, cơm mất bao lâu để tiêu hóa? Thời gian tiêu hóa của thịt cá và rau củ quả như thế nào?

Thời gian tiêu hóa của mỗi nhóm thực phẩm là khác nhau. Chẳng hạn như bạn dùng nhiều thịt cá có chứa nhiều protein và chất béo. Đây là những thành phần phức tạp, đòi hỏi hệ thống tiêu hóa cần tốn nhiều thời gian trong quá trình phân giải và hấp thụ. Thông thường, nhóm thực phẩm thịt cá cùng các thực phẩm giàu protein sẽ cần 2 ngày mới có thể tiêu hóa hoàn toàn. 

Khi bạn dùng cơm, phần tinh bột sẽ được tiêu hóa ngay trong miệng. Sau đó khi được di chuyển xuống dạ dày sẽ lưu giữ khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ để thực hiện quá trình tiêu hóa. Tùy cơ địa của mỗi người là cơm có thể tồn tại đến 2 giờ hay 3,4 giờ trong dạ dày để tiêu hóa. Cơm không chỉ có chứa calo, carbohydrate, chất béo mà còn có chất đạm nên thời gian tiêu hóa sẽ kéo dài trong vài tiếng là điều hòa toàn bình thường.

Đối với các loại rau củ quả, cơ thể chúng ta sẽ cần ít thời gian tiêu hóa hơn các thực phẩm khác. Lý giải cho điều này là vì nhóm thực phẩm này có hàm lượng chất xơ và nước rất dồi dào. Điều này tạo rất nhiều lợi ích cho hệ thống tiêu hóa và các cơ quan bên trong hệ tiêu hóa. Thông thường, bạn sẽ mất khoảng 1 ngày để có thể tiêu hóa hoàn toàn các thực phẩm giàu chất xơ.

Cơm mất bao lâu để tiêu hóa? 4
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ sẽ có thời gian tiêu hóa nhanh hơn

Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa

Không phải lúc nào quá trình tiêu hóa cũng diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chúng ta luôn có nguy cơ gặp những vấn đề gây gián đoạn cho việc tiêu hóa. Chẳng hạn như là:

  • Trào ngược axit: Là vấn đề xảy ra do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới. Axit dạ dày sẽ có cơ hội đi ngược lên thực quản và khiến người bị xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, ợ chua rất khó chịu.
  • Người bị bệnh celiac sẽ không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa gluten.
  • Táo bón: Người bị táo bón sẽ có tình trạng nhu động ruột hoạt động kém, phân bị khô và cứng khiến cơ thể khó có thể đào thải ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ gây lại sự mệt mỏi cho người bệnh. Ngoài ra, họ sẽ gặp thêm một số triệu chứng khác đi kèm như đầy hơi hoặc đau bụng.
  • Các bệnh viêm loét đại tràng gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn.
  • Hội chứng ruột kích thích: Là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Người bị hội chứng này có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, khó chịu,mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, táo bón,...
  • Người không dung nạp được Lactose: Trường hợp không thể dung nạp lactose sẽ khiến người bệnh thiếu một số loại enzyme có tác dụng phá vỡ cấu trúc đường trong các loại sữa. Họ sẽ dễ bị đầy hơi và tiêu chảy ngay sau khi uống sữa.
Cơm mất bao lâu để tiêu hóa? 5
Người bị đau bụng, táo bón có thời gian tiêu hóa thức ăn chậm hơn so với người bình thường

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi: “Cơm mất bao lâu để tiêu hóa?”. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình những thông tin bổ ích nhất. Tóm lại, quá trình tiêu hóa cơm cùng các loại thức ăn khác đều tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Có người tiêu hóa nhanh, cũng có người tiêu hóa chậm hơn. Quan trọng là bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các nhóm chất để không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho hệ tiêu hóa nữa nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm