Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạch là một phần của hệ miễn dịch. Tình trạng nổi hạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể phản ánh tình trạng sức khỏe nào đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng sưng hạch bẹn.
Hệ thống bạch huyết rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Và các hạch là một phần của hệ thống bạch huyết. Sưng hạch hay hạch nổi bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe. Vậy sưng hạch bẹn nguyên nhân do đâu? Đây là dấu hiệu của bệnh gì và cách khắc phục thế nào?
Bẹn là khu vực nằm giữa khung chậu và chân. Ở vị trí hai bên bẹn tập trung các hạch được chia thành 2 nhóm gồm nhóm hạch nằm ở sâu và nhóm hạch nằm nông. Nhiệm vụ của những hạch này là dẫn lưu dịch bạch huyết trở lại hệ tuần hoàn của cơ thể. Nổi hạch ở háng hay sưng hạch bẹn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan đến vùng chân, bụng dưới, hậu môn hay cơ quan sinh dục ngoài.
Các hạch bình thường có kích thước khoảng 1cm. Khi hạch bẹn có kích thước từ 1,5cm trở lên được xem là sưng bất thường. Nếu các hạch này vỡ ra, chúng có thể tạo ra các vết loét ở một hoặc cả hai bên bẹn. Hạch bẹn bị sưng thường gây ra các triệu chứng như:
Có thể kể đến những nguyên nhân chính gây sưng hạch bẹn như:
Ở những người bị bệnh lao hạch, hạch có thể bị sưng và kích thước tăng nhanh chóng. Đặc biệt, các hạch này cứng, không gây đau nhức nhưng đi kèm các triệu chứng đau đầu chóng mặt, sụt cân, sốt kéo dài.
Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, các hạch bạch huyết bao gồm cả hạch bẹn phải làm việc nhiều hơn để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nhiễm trùng… Khi đó, các hạch cũng có xu hướng sưng lên. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch dần trở lại bình thường, các hạch bẹn cũng sẽ tự xẹp xuống như ban đầu.
Tuyến Bartholin của nữ giới nằm tại phía dưới môi lớn âm hộ có tác dụng tiết chất nhờn để bôi trơn và cân bằng độ pH trong âm đạo. Nếu chất nhầy trong tuyến bị tắc nghẽn hay ứ đọng sẽ dẫn đến hình thành u nang. U nang tuyến Bartholin chứa chất nhầy hoặc mủ ban đầu chỉ nhỏ như hạt đỗ nhưng sau đó lớn dần lên và gây đau. Khi đó, các hạch bẹn cũng có thể bị sưng lên.
Những bệnh nam khoa khiến vùng kín nam giới bị viêm nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây sưng hạch bẹn. Phổ biến nhất là bệnh viêm niệu đạo có thể gây tiểu rát, sốt, chảy dịch mủ, sưng khớp và nổi hạch bẹn.
Viêm nang lông có thể do thói quen tẩy lông, cạo lông, vệ sinh da không sạch sẽ khiến nang lông bị nhiễm trùng gây viêm. Viêm nang lông có thể tiến triển thành mãn tính, gây nhiễm trùng da và khiến hạch bạch huyết ở bẹn bị sưng.
Có thể nhiều người chưa biết, bệnh mụn rộp sinh dục cũng có thể gây sưng hạch ở bẹn. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các mụn nhỏ tròn ở cơ quan sinh dụ. Trước khi các mụn này bùng phát, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mắc bệnh cảm cúm, hạch bẹn sưng to.
Các tế bào ung thư có thể di chuyển trong cơ thể qua hệ thống bạch huyết dẫn đến tình trạng phì đại của các hạch gây sưng hạch. Các hạch bạch huyết thường là điểm đến của các tế bào ung thư ác tính trước khi chúng lan ra các cơ quan khác. Một số bệnh ung thư có thể gây sưng hạch bẹn như: Ung thư tinh hoàn, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư vú, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Leukemia…
Nhiễm trùng ở vùng chân, vùng chậu hay cơ quan sinh dục cũng có thể làm sưng các hạch ở bẹn. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến có thể gây sưng hạch ở bẹn như: Bệnh lậu, giang mai, nhiễm Toxoplasma, Herpes sinh dục, nhiễm virus Epstein-Barr…
Một số trường hợp sưng hạch ở bẹn là tác dụng phụ của thuốc và vắc xin. Một số loại vắc xin có tác dụng phụ gây sưng hạch như: Vắc xin sởi, quai bị, rubella, thương hàn… Hay các thuốc như: Thuốc Allopurinol, Penicillin, Phenytoin, Carbamazepine, Pyrimethamine…
Ngoài các nguyên nhân trên, một số bệnh hệ thống cũng có thể gây sưng hạch bẹn như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hay các bệnh lao hạch, viêm hạch…
Cách trị nổi hạch ở háng hay sưng hạch ở bẹn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn trường hợp sưng hạch là lành tính và hạch ở bẹn có thể tự xẹp sau vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng cũng có trường hợp sưng hạch do nhiễm trùng hoặc bệnh lý. Cần áp dụng chính xác nguyên nhân gây sưng hạch mới có thể điều trị hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị sưng hạch bẹn. Hầu hết các trường hợp sưng hạch ở bẹn đều không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và cần theo dõi kỹ càng. Nếu thấy sưng hạch hơn 1 tuần kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Xem thêm: Ăn gì để tiêu hạch? Chế độ dinh dưỡng cho người bị nổi hạch
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.