Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy tim EF giảm: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và những lưu ý

Ngày 26/08/2024
Kích thước chữ

Suy tim EF giảm là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay, đặc biệt ở những đối tượng trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Vậy bạn hiểu gì về tình trạng suy tim EF giảm? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về tình trạng suy tim EF giảm.

Vậy suy tim EF giảm là gì? Nguyên nhân dẫn đến suy tim EF giảm ra sao? Hướng điều trị suy tim EF giảm như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về tình trạng suy tim EF giảm bạn nhé.

Tổng quan về tình trạng suy tim EF giảm

Suy tim EF giảm là một tình trạng bệnh lý trong đó cơ tim bị suy yếu và không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. EF là viết tắt của phân suất tống máu - đây là thước đo lượng máu được bơm ra khỏi tâm thất trái ở mỗi nhịp tim.

Trong suy tim EF giảm, EF thường dưới 50%, điều này có nghĩa cơ tim chỉ có thể bơm ra được ít hơn 50% lượng máu cần thiết để có thể cung cấp cho cơ thể duy trì hoạt động.

Các triệu chứng của suy tim EF giảm thường xuất hiện khi bệnh đã diễn tiến sang giai đoạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể xuất hiện từ rất sớm và dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Khi mắc suy tim EF giảm, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

  • Mệt mỏi: Cơ thể không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nên người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.
  • Khó thở khi gắng sức: Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở những đối tượng mắc suy tim EF giảm. Khi cơ tim hoạt động không hiệu quả, lượng máu được bơm ra sẽ giảm và hậu quả là người bệnh sẽ cảm thấy khó thở mỗi khi hoạt động gắng sức.
  • Ho hoặc khó thở khi nằm: Lượng nước tích tụ trong phổi có thể khiến người bệnh bị hoặc hoặc khó thở mỗi khi nằm.
  • Đau tức ngực: Đau tức ngực là triệu chứng vô cùng đặc biệt của suy tim EF giảm. Theo đó, người bệnh suy tim EF giảm có thể cảm thấy đau nhói hoặc tức, nặng ở ngực, đặc biệt là trong những lúc căng thẳng hoặc khi vận động.
  • Đánh trống ngực hoặc tim đập nhanh: Sự suy yếu của cơ tim có thể khiến nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều gây cảm giác đánh trống ngực.
  • Phù: Lượng máu không được bơm đi đúng cách, nước và muối tích tụ trong các mô, gây ra tình trạng phù. Phù thường xảy ra ở bụng, chân hoặc mắt cá chân.
Suy tim EF giảm: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và những lưu ý khi điều trị 1
Khó thở khi gắng sức là một trong những dấu hiệu cảnh báo suy tim EF giảm

Nguyên nhân dẫn đến suy tim EF giảm

Suy tim EF giảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Bệnh van tim: Các bệnh lý về van tim như dị dạng van tim, thoát vị van tim, van tim bị co rút… có thể là nguyên nhân gây suy tim EF giảm.
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp kéo dài có thể khiến cơ tim bị suy yếu dẫn đến tình trạng suy tim EF giảm.
  • Các bệnh lý mạch máu: Các bệnh lý về mạch máu bao gồm bệnh lý động mạch vành, bệnh lý động mạch chủ… có thể dẫn đến tình trạng suy tim EF giảm.
  • Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, ăn mặn… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu cơ tim và suy tim EF giảm.
Suy tim EF giảm: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và những lưu ý khi điều trị 2
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy tim EF giảm

Điều trị suy tim EF giảm

Suy tim EF giảm là tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng sức khoẻ nguy hiểm nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nêu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu cần.

Dựa trên tình trạng cũng như triệu chứng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị suy tim EF giảm bao gồm:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một phần vô cùng quan trọng trong việc điều trị suy tim EF giảm hay nói cách khác tình trạng của người bệnh có thể được cải thiện thông qua việc thay đổi lối sống sao cho lành mạnh và khoa học. Về cơ bản, việc thay đổi lối sống bao gồm:

  • Ăn nhạt: Muối có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và làm suy yếu cơ tim. Chính vì thế, người bệnh suy tim EF giảm nên hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn được chứng minh là giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của suy tim EF giảm. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể dục thể thao nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn cho bản thân phương pháp tập luyện phù hợp.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng suy tim EF giảm. Chính vì thế, việc bỏ hút thuốc là vô cùng quan trọng khi điều trị suy tim EF giảm.
  • Kiểm soát cân nặng: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh suy tim EF giảm thường có nguy cơ bị béo phì. Việc kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức phù hợp có thể giúp giảm tải áp lực cho cơ tim từ đó cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường được lựa chọn để điều trị suy tim EF giảm bao gồm: Thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc giãn mạch… Tất cả các loại thuốc này tuy có cơ chế tác dụng khác nhau song đều giúp giảm tải lên cơ tim, cải thiện các triệu chứng của bệnh suy tim EF giảm. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp để chỉ định cho người bệnh.

Suy tim EF giảm: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và những lưu ý khi điều trị 3
Tuỳ vào tình trạng của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, để điều trị suy tim EF giảm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm phẫu thuật. Các ca phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm ghép tim, ghép tim và phổi, ghép van tim. Tuy nhiên, việc quyết định có làm phẫu thuật hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh và được thực hiện sau khi đã thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Những điều cần lưu ý trong điều trị suy tim EF giảm

Trong điều trị suy tim EF giảm, để kiểm soát tình trạng bệnh cũng như nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định cả bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm hay điều chỉnh liều và thời gian sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thường xuyên theo dõi các triệu chứng và tình trạng sức khoẻ của bản thân. Tuân thủ theo đúng lịch tái khám của bác sĩ và tái khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thay đổi lối sống sao cho lành mạnh, khoa học và phù hợp. Hạn chế tối đa các tác nhân gây hại cho tim, chẳng hạn như ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia…
Suy tim EF giảm: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và những lưu ý khi điều trị 4
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị người bệnh nên thay đổi lối sống sao cho lành mạnh

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh lý suy tim EF giảm mà Nhà thuốc long Châu đã tổng hợp để gửi đến quý độc giả. Mong rằng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng bệnh lý này đồng thời nắm được một số lưu ý trong điều trị suy tim EF giảm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề ngày hôm nay, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, Nhà thuốc Long Châu sẽ sớm giúp bạn giải đáp các thắc mắc này bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin