Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác dụng của thảo dược ngâm chân và cách sử dụng

Ngày 01/02/2023
Kích thước chữ

Ngâm chân bằng thảo dược là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Đây là phương pháp đã có từ xa xưa và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Thảo dược ngâm chân có rất nhiều tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện tâm trạng. Đặc biệt khi kết hợp với các loại thảo mộc khác sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Ngâm chân thảo dược là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích bất ngờ như thư giãn, tăng cường sức khỏe, rất tốt cho sức khỏe người lớn tuổi, ít vận động như dân văn phòng hay người bị viêm khớp, cao huyết áp.

Tìm hiểu về thảo dược ngâm chân

Với việc pha nước ấm với các tinh dầu thảo mộc hoặc thảo dược khô ngoài tác dụng làm ấm bàn chân, tăng tuần hoàn máu còn có tác dụng của riêng từng thảo dược. Tùy theo thể trạng và cơ địa của mỗi người có thể chọn các gói thảo dược ngâm chân khác nhau.

Thông thường hương liệu thảo mộc sẽ làm thông huyết mạch, tăng lưu lượng máu, giảm quá trình tắc nghẽn từ đó mang lại hiệu quả bảo vệ cho sức khỏe con người.

Tác dụng của thảo dược ngâm chân? Cách sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất? 1

Tinh dầu thảo mộc ngâm chân có tác dụng làm ấm bàn chân, tăng tuần hoàn máu

Tác dụng của thảo dược ngâm chân

Giúp cơ thể thư giãn

Có thể ngâm chân bằng các loại thảo dược như quế chi, ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện,... Trải qua quá trình đun nấu, các hoạt chất trong thảo dược này sẽ hòa tan trong nước, khi ngâm chân sẽ tác dụng trực tiếp lên da giúp điều hòa khí huyết, xua tan mệt mỏi, giảm căng thẳng và thư giãn đầu óc.

Mang lại giấc ngủ ngon

Bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có tới 6 dây thần kinh tập trung ở bàn chân và các huyệt vị tương ứng. Khi bạn ngâm chân, các đầu dây thần kinh này sẽ được kích thích nhẹ nhàng bởi các hoạt chất trong các loại thảo mộc. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc giảm chứng mất ngủ, nên xoa bóp nhẹ, bấm huyệt ở bàn chân khi ngâm để tăng tác dụng lên hệ thần kinh giúp ổn định, điều hòa khí huyết cho giấc ngủ sâu hơn.

Giảm đau nhức xương khớp

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất hữu ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp lâu năm. Thảo dược chứa nhiều hợp chất hoạt tính kết hợp với nhiệt độ vừa phải giúp ích cơ thể cân bằng, thoải mái, tác dụng tích cực lên xương khớp ở bàn chân và các đầu dây thần kinh ở bàn chân tác dụng lên toàn thân làm giảm đau nhức do viêm khớp gây ra. 

Tác dụng của thảo dược ngâm chân? Cách sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất? 2

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất hữu ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp

Tẩy tế bào chết

Ngâm chân thảo dược với nước ấm còn cung cấp nước và độ ẩm cho da. Ngoài ra, với nước muối còn có tính sát khuẩn, diệt virus, loại bỏ lớp sừng và tẩy tế bào chết, sát khuẩn cho da chân, giảm các bệnh ngoài da như viêm nhiễm và ngứa ngáy.

Ngâm chân thảo dược tốt cho người cao huyết áp

Đối với người bệnh cao huyết áp thường gặp ở người già, việc ngâm chân vào nước ấm thảo dược cũng giúp ổn định huyết áp đáng kể. Khi ngâm chân, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến áp lực, lo lắng. Ngoài ra, ở những người bị cao huyết áp có thể kéo dài thời gian để tăng hiệu quả.

Tác dụng bổ thận

Ngày nay, số lượng người mắc bệnh thận đang tăng lên nhanh chóng vì trung bình mỗi người ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày. Ngâm chân thảo dược có thể giúp cải thiện bộ lọc của thận. Các hoạt chất trong thảo dược ngâm chân thẩm thấu vào thận, làm khỏe thận và giúp thúc đẩy quá trình đào thải chất cặn bã ra bên ngoài.

Cách sử dụng thảo dược ngâm chân

Những loại thảo dược tốt cho ngâm chân

Tuỳ theo thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tăng giảm các loại thảo dược dưới đây cho phù hợp.

  • Gừng: Tính ấm da giúp giải cảm mạo, kích thích các mao mạch, cải thiện quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất ở người. 
  • Hương nhu: Giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu viêm.
  • Bạch chỉ: Giảm đau do viêm dây thần kinh.
  • Dây đau xương: Trị tê liệt, đau khớp, vết bầm tím, sốt rét kinh niên,...
  • Bạc hà: Giảm căng thẳng, trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch, làm mềm và thanh lọc da, ngăn mùi hôi chân, trị nhức mỏi cơ thể,... 
  • Quế chi: Giải cảm, thông kinh lạc, bổ khí huyết, thúc đẩy bài tiết, hỗ trợ đắc lực cho tiêu hóa và hô hấp.
  • Thương truật: Trừ phong thấp, đau xương, đau khớp,...
  • Hồng hoa: Có tác dụng kích thích tuần hoàn và lưu thông máu, giảm tắc nghẽn và đau nhức, thảo dược này đặc biệt thích hợp để điều trị tay chân khô cứng, nứt nẻ vào mùa đông.
  • Ngải cứu: Tính ấm đuổi hàn thấp, kháng khuẩn và cầm máu.

Cách ngâm chân bằng thảo dược

Nguyên tắc ngâm chân: Ngâm nước ngập cổ chân cao hơn mắt cá 10cm. Bàn chân nơi có nhiều huyệt nguyên (hội tụ dương khí) phân bổ xung quanh ngón chân, cổ chân. Đây là những vị trí huyệt quan trọng để điều trị bệnh trong Đông y. Vì vậy, bạn nên ngâm chân cao đến mắt cá chân để đạt hiệu quả điều trị tối đa khi sử dụng liệu pháp này. Thời gian của mỗi lần ngâm chân dao động trong khoảng từ 10 -15 phút, có thể thực hiện 1 - 2 lần/ngày, sau khi ăn ít nhất 30 phút. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả.

Tác dụng của thảo dược ngâm chân? Cách sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất? 3

Nên ngâm chân cao đến mắt cá chân để đạt hiệu quả điều trị tối đa khi sử thảo dược ngâm chân

Một số lưu ý khi dùng thảo dược ngâm chân

Việc ngâm chân bằng thảo dược tuy rất tốt nhưng không phải ai cũng nên thực hiện. Một số đối tượng không nên ngâm chân thảo dược như: 

  • Người bị giãn tĩnh mạch: Ngâm chân với nước nóng và thảo mộc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch. 
  • Phụ nữ mang thai: Thường sẽ có gói ngâm chân thảo dược dành riêng cho phụ nữ mang thai, để tránh trường hợp loại thảo dược có tác dụng sinh khí hoặc truyền cảm mạnh cho thai nhi. Bà bầu không nên ngâm chân trong thời gian dài để tránh tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Sau khi ăn no cơm: Lúc này năng lượng cần tập trung ở dạ dày để giúp cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Ngâm chân ngay sau khi ăn làm giảm lưu lượng máu đến hoạt động của dạ dày dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,...
  • Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường thường bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi có thể gây rối loạn cảm giác. Vì vậy, phải cẩn thận khi sử dụng nước ấm vì có thể gây bỏng. 
  • Vết thương hở, nhiễm trùng: Chống chỉ định vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn và kéo dài thời gian lành vết thương.

Trên đây là những thông tin cần biết về thảo dược ngâm chân. Khi sử dụng bất kỳ thảo dược nào với mục đích điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất về tình trạng bệnh, loại thảo dược và cách dùng hiệu quả.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin