Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tác dụng phụ của cà gai leo là gì? Cẩn trọng khi sử dụng!

Ngày 15/01/2023
Kích thước chữ

Cà gai leo từ lâu đã được biết đến là phương thuốc thuốc Đông y có tác dụng trong điều trị bệnh nên được rất nhiều người săn đón. Tuy nhiên, bạn đã biết về tác dụng phụ của cà gai leo chưa?

Hiện nay, trên nhiều trang báo mạng, có rất nhiều lời đồn thổi xung quanh tác dụng phụ của cà gai leo. Điều này khiến nhiều người đã và đang sử dụng loại dược liệu này không khỏi lo lắng. Để làm rõ thông tin trên là sự thật hay đồn thổi, hãy cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc: “Cà gai leo có tác dụng phụ không?” 

Tác dụng phụ của cà gai leo là gì? 

Theo nhiều công trình nghiên cứu uy tín tại Việt Nam, đến nay, vẫn chưa có bất cứ dẫn chứng nào nói về tác dụng phụ của cà gai leo. Như vậy, có thể khẳng định rằng cà gai leo hoàn toàn không có tác dụng phụ, đặc biệt là ở dạng cao. 

Còn với dạng thô, đun thuốc sắc thì người dùng cần tuân thủ theo liều lượng hợp lý. Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng từ 20 - 30g mỗi ngày. Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý đến thời gian sử dụng thuốc sao cho hợp lý để nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh. 

Tác dụng phụ của cà gai leo - Cẩn trọng khi sử dụng! 1 Tác dụng phụ của cà gai leo là gì? Cà gai leo không có tác dụng phụ. 

Đối tượng nào không nên sử dụng cà gai leo? 

Dù đã được khuyến cáo rằng tác dụng phụ của cà gai leo là không có, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thảo dược này. Nếu nằm trong danh sách dưới đây, tốt nhất, bạn không nên sử dụng cây cà gai leo hàng ngày. Đó là: 

  • Phụ nữ có thai: Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ có thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu không nên sử dụng nước cà gai leo. Các hoạt chất bên trong loài cây này có thể dẫn đến tình trạng trẻ phát triển chậm hoặc gây sinh non.
  • Người bị suy giảm chức năng thận: Khi thận hư, thận yếu, việc bổ sung thêm nước cà gai leo chỉ khiến cơ quan này phải làm việc quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng thận nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các hoạt chất bên trong rễ cây có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lọc máu của cơ thể, đặc biệt là thận. 
  • Người bệnh nặng, phải tuân thủ theo phác đồ điều trị đặc biệt: Người có bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng tuyệt đối không nên bỏ thuốc và sử dụng cà gai leo để chữa bệnh. Bạn cần lưu ý rằng cà gai leo chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện các triệu chứng do bệnh mang lại chứ không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, việc sử dụng cà gai leo tùy tiện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị bệnh. 
Tác dụng phụ của cà gai leo - Cẩn trọng khi sử dụng! 2 Mẹ bầu nên cẩn trọng khi sử dụng trà cà gai leo 

Sử dụng cà gai leo thế nào cho đúng? 

Tác dụng phụ của cà gai leo là không có. Hơn nữa, loại cây này còn có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của người dùng, đặc biệt là khả năng cải thiện chức năng gan. Chúng tôi đã tổng hợp một số cách sử dụng cà gai leo đơn giản mà hiệu quả giúp bạn nâng cao sức khỏe của bản thân. Đó là: 

Dạng sắc nước 

Dạng sắc cà gai leo khô lấy nước uống là cách đơn giản được nhiều người sử dụng. Theo đó, bạn chỉ cần mua cà gai leo khô về, để trong túi kín và bảo quản nơi khô thoáng là có thể sử dụng dần. Với cà gai leo tươi, bạn đem rửa sạch, phơi khô từ 3 - 4 nắng. 

Do cà gai leo khô thường bị pha trộn với nhiều loại dược liệu khác khiến chất lượng của cà gai leo không được đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, bạn nên chọn mua dược liệu này ở những nơi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 

Cà gai leo chính hãng khi nấu lên có màu nâu vàng như cánh gián, mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng 50 - 60g cà gai leo với nước lọc, dùng uống hàng ngày để hồi phục chức năng gan.

Tác dụng phụ của cà gai leo - Cẩn trọng khi sử dụng! 3 Cà gai leo thường được sử dụng dưới dạng sắc nước 

Dạng cao cô đặc 

Với những người thường xuyên bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe, cà gai leo dạng cao cô đặc chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Hơn nữa, do hàm lượng dưỡng chất có trong dạng cao thường nhiều hơn so với dạng sắc nước uống nên bác sĩ khuyến cáo những người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan virus nên sử dụng cà gai leo dạng cao. 

Mỗi ngày, bạn chỉ cần sử dụng từ 3 - 4g cà gai leo dạng cao là đã tương đương với 60g cà gai leo dạng khô. Sau đó, bạn pha loãng với 200ml nước dùng là đã có thể sử dụng ngay, tiện lợi hơn rất nhiều so với việc phải sắc lấy nước uống. 

Đối với dạng cao, bạn cũng cần hết sức lưu ý nên mua ở những nơi uy tín, do sản phẩm được sản xuất thủ công thường có thời gian sắc cao khác nhau, không đảm bảo về khả năng cô đặc của cao khiến cao bị giảm chất lượng. 

Tác dụng phụ của cà gai leo - Cẩn trọng khi sử dụng! 4 Cà gai leo dạng cao đặc được nhiều khách hàng đánh giá là tiện lợi và dễ dàng sử dụng hơn 

Tác dụng phụ của cà gai leo thực chất chỉ là lời đồn thổi. Vì vậy, bạn nên bổ sung loại dược liệu này thường xuyên cho cả gia đình để nâng cao sức đề kháng cũng như cải thiện khả năng hoạt động của gan nhé! Tuy nhiên cũng cần cẩn trọng vì không phải ai cũng có thể sử dụng cà gai leo. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Tìm hiểu thêm: Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Báo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.