Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero là gì? Cách xử trí khoa học bạn cần biết

Ngày 03/07/2024
Kích thước chữ

Vắc xin Bexsero là một loại vắc xin hiệu quả trong phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Tuy nhiên, liệu vắc xin này có an toàn không và tác dụng phụ của vắc xin Bexsero là gì?

Viêm màng não do não mô cầu có tỷ lệ tử vong là 1/10 với khả năng người bệnh có thể tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi nhiễm bệnh. Tiêm vắc xin Bexsero được đánh giá là phương pháp phòng bệnh hiệu quả lên đến 94%. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu tới quý độc giả các tác dụng phụ của vắc xin Bexsero và cách xử trí chúng.

Tìm hiểu về vắc xin Bexsero

Vắc xin Bexsero là vắc xin đa thành phần (tái tổ hợp, hấp phụ) do hãng dược phẩm hàng đầu thế giới GSK sản xuất tại Ý. Vắc xin này được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người lớn 50 tuổi (chưa đến sinh nhật lần thứ 51). Đặc biệt là các nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng đầy đủ, người lớn và những người có bệnh lý nền mạn tính.

Tính đến tháng 7/2023, vắc xin Bexsero đã được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó có 14 nước đã đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh và Ý. Loại vắc xin này hoạt động bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn não mô cầu. Tiêm phòng là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, như bất kỳ loại vắc xin khác, người tiêm chủng cũng có thể gặp các tác dụng phụ của vắc xin Bexsero.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 1,2 triệu ca mắc viêm màng não trên thế giới, trong đó khoảng 135.000 ca tử vong do não mô cầu khuẩn. Tại Việt Nam, theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh là 2.3/100.000 dân, đây là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. 

Viêm màng não thường diễn tiến đột ngột và có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng 24 giờ. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh do virus khác như nhức đầu, đau họng, sốt và buồn nôn. Do đó, bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng nặng, dù được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh vẫn có tỷ lệ tử vong lên đến 15%. Thậm chí, khi đã được điều trị khỏi, 20% người bệnh phải chịu các di chứng về thể chất và tinh thần như điếc, mù, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ…

Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero là gì? Cách xử trí khoa học bạn cần biết 1
Bexsero là vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero

Như bất kỳ loại vắc xin nào khác, người tiêm vắc xin Bexsero cũng có thể gặp một số phản ứng sau tiêm tại chỗ và toàn thân như:

  • Ở trẻ nhỏ (từ 10 tuổi trở xuống): Các phản ứng phụ gặp tại vị trí tiêm bao gồm đau, sưng, đỏ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi nhận một chất lạ và thường sẽ giảm đi sau vài ngày. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc và ăn ít hơn bình thường.
  • Ở thanh thiếu niên (11 tuổi trở lên) và người trưởng thành: Các phản ứng thường gặp tại chỗ và toàn thân bao gồm đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm và khó chịu, đau đầu.

Trong một số ít trường hợp, người tiêm vắc xin có thể xuất hiện dị ứng, sốc phản vệ:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Mặc dù rất hiếm nhưng một số người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin. Biểu hiện có thể bao gồm khó thở, sưng mặt hoặc cổ và mẩn ngứa toàn thân. Trong trường hợp này, cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Sốc phản vệ: Đây là một phản ứng cực kỳ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Biểu hiện của sốc phản vệ bao gồm tụt huyết áp, khó thở và mất ý thức.

Cách xử trí các tác dụng phụ

Nếu gặp các tác dụng phụ của vắc xin Bexsero như sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm hoặc sốt dưới 39 độ, bạn nên xử trí như sau:

  • Chườm mát nếu sốt nhẹ hoặc uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Tình trạng sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng nhanh hơn.
  • Không sử dụng các biện pháp dân gian như xoa dầu, nặn chanh hoặc đắp khoai tây lên vết tiêm, vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero là gì? Cách xử trí khoa học bạn cần biết 2
Chườm lạnh tại vị trí tiêm giúp giảm đau hiệu quả

Hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin bằng cách nào?

Để đảm bảo tiêm an toàn và hiệu quả, cũng như giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ của vắc xin Bexsero, cần chú ý một số điều sau đây:

  • Tuân thủ các chỉ định và chống chỉ định đối với tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu.
  • Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử dị ứng trước khi được chỉ định tiêm. Nếu đã gặp phản ứng phản vệ nghiêm trọng ở lần tiêm trước, cần báo ngay với bác sĩ.
  • Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin cần được theo dõi tại chỗ trong vòng 30 phút đầu sau tiêm.
  • Những người có tiền sử phản ứng ở bất kỳ mức độ nào do mọi nguyên nhân, đặc biệt là với vắc xin hoặc các thuốc tiêm truyền, cần được theo dõi tại chỗ tối thiểu 60 phút sau tiêm.

Ngoài ra, thận trọng khi tiêm vắc xin Bexsero nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:

  • Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch.
  • Đối với trẻ sinh non ≤ 28 tuần tuổi thai, đặc biệt ở những trẻ sinh có tiền sử phổi chưa trưởng thành cần cân nhắc nguy cơ ngưng thở và phải theo dõi chức năng hô hấp trong vòng 48 - 72 giờ sau khi tiêm liều cơ bản. Việc tiêm vắc xin ở những trẻ này là rất cần thiết, vì vậy không nên ngưng hoặc trì hoãn việc tiêm phòng.
Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero là gì? Cách xử trí khoa học bạn cần biết 3
Người suy giảm miễn dịch có khả năng gặp nhiều tác dụng phụ khi tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin Bexsero ở đâu?

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong các đơn vị hàng đầu trong tiêm phòng vắc xin cho trẻ em và người lớn. Đây là một địa điểm lý tưởng để độc giả lựa chọn khi tiêm phòng vắc xin Bexsero phòng bệnh viêm màng não mô cầu. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các dịch vụ đạt chuẩn, chất lượng cao với giá cả hợp lý cho mọi khách hàng.

100% Trung tâm Tiêm chủng của Long Châu trên toàn quốc đều xây dựng kho lạnh tại chỗ và hệ thống tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng tại phòng tiêm. Để kiểm soát hạn sử dụng của các loại vắc xin, Long Châu trang bị hệ thống quản lý hàng hóa vận hành bằng phần mềm công nghệ cao, giúp cảnh báo hạn sử dụng vắc xin, nhằm phát hiện sớm các vắc xin sắp hết hạn để có hướng xử lý kịp thời. 

Long Châu còn tiến hành rà soát các lọ vắc xin trước tiêm, đảm bảo lọ không bị nghiêng, đổ dù chưa mở nắp cũng không được đưa vào sử dụng. Điều dưỡng viên trước khi tiêm phòng cho khách hàng cũng tiến hành đầy đủ quy trình rà soát và đối chiếu vắc xin với khách hàng.

Sau khi tiêm, khách hàng sẽ được theo dõi tại chỗ trong 30 phút và được hướng dẫn theo dõi tại nhà trong 72 giờ tiếp theo. Do đó, quý khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi lựa chọn Long Châu làm nơi tiêm phòng vắc xin Bexsero.

Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero là gì? Cách xử trí khoa học bạn cần biết 4
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đầy đủ vắc xin cho người lớn và trẻ em

Tác dụng phụ của vắc xin Bexsero thường là những phản ứng thông thường, không nghiêm trọng, chủ yếu bao gồm sưng, đỏ, đau tại vết tiêm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, người được tiêm cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tiền sử gặp phản ứng phụ ở những lần tiêm trước, tiền sử dị ứng và tình hình sức khỏe hiện tại để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng chính xác. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về tác dụng phụ của vắc xin Bexsero cho quý độc giả. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các thông tin về tiêm phòng!

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiêm phòng tốt nhất. Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại trung tâm có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Quý khách có thể liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch hoặc đặt lịch online tại đây.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin