Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Huỳnh Như
Mặc định
Lớn hơn
Rau nhíp là loại rau phổ biến trong ẩm thực của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Không chỉ có hương vị đặc biệt, rau nhíp còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, góp phần vào việc duy trì sức khỏe và sự phong phú của ẩm thực địa phương. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về rau nhíp một cách cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Rau nhí từ lâu trở thành một phần quan trọng trong ẩm thực của nhiều vùng miền, chúng còn được coi là đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp quý độc giả khám phá những đặc điểm nổi bật của rau nhíp, cũng như vai trò của nó trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Rau nhíp, còn được gọi là lá nhíp (tên khoa học: Gnetum gnemon L.), có nhiều tên gọi khác nhau trong dân gian như lá bép, rau bét, rau lá bướm, rau gắm và rau danh. Đây là một loại rau quen thuộc với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thường được hái để chế biến thành các món ăn đặc sản như xào hoặc nấu canh. Khi được nấu chín, lá nhíp mang đến vị dẻo, ngọt và bùi, tạo cảm giác thú vị cho người thưởng thức.
Rau nhíp là một loại thực vật có hoa, phổ biến tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây không chỉ mọc tự nhiên mà còn được trồng phổ biến ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Rau nhíp phát triển tốt ở độ cao từ 200 đến 900 mét so với mực nước biển, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và đất tơi xốp.
Về hình thái, rau nhíp là cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có thân thẳng đứng hoặc leo. Lá đơn, mọc đối, có hình bầu dục thuôn dài và màu xanh bóng đặc trưng, với gân lá hình lông chim nổi bật. Hoa của cây có tính đơn tính, khác gốc và mọc thành cụm. Quả của rau nhíp có hình bầu dục, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ tía.
Lá nhíp có thể thu hoạch quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất để thu hái là sau 5 - 6 trận mưa đầu mùa, khi những cơn mưa làm cho rừng trở nên tươi tốt. Lúc này, các mầm non sẽ mọc lên xanh mướt, mang lại hương vị ngọt ngào và thơm ngon nhất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rau nhíp có hàm lượng cao protein, chất xơ, vitamin A và vitamin C, đặc biệt là lượng đường khử đạt 0,88%, giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng dễ dàng. Chất dinh dưỡng quý giá này khiến lá nhíp trở thành thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Về tác dụng y học của lá nhíp, vào năm 1955, Masilungan và các cộng sự đã phát hiện trong lá cây nhíp có chứa các chất kháng sinh:
Gần đây, cây nhíp đã được xác định là nguồn giàu các hợp chất sinh hóa thuộc nhóm stilbenoid, trong đó có resveratrol (3,5,4'-trihydroxy-trans-stilbene), một phenol tự nhiên, và phytoalexin (sinh ra khi cây bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc nấm). Đây là các hợp chất dimer, kết hợp từ hai phân tử tương tự qua liên kết cộng hóa trị.
Resveratrol, một stilbenoid được tìm thấy trong nho, đã được công nhận với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất resveratrol trong rau nhíp có cấu trúc tương tự như trong nho. Kết quả này đã được trình bày tại Hội nghị XXIII quốc tế về polyphenol tại Canada vào năm 2006.
Trong các thí nghiệm trên chuột, resveratrol đã cho thấy tác dụng tích cực trong việc chống ung thư, giảm viêm, hạ đường huyết và mang lại lợi ích cho tim mạch. Một nghiên cứu trên người với liều cao (3 - 5 g) resveratrol, sử dụng công thức tối ưu hóa khả dụng sinh học, đã ghi nhận sự giảm đáng kể về lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các tác dụng này chủ yếu đã được xác nhận trong các nghiên cứu thực nghiệm và chưa được xác nhận rõ ràng qua các thử nghiệm lâm sàng rộng rãi trên người.
Resveratrol từ cây Nhíp có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, có thể áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm mà không cần hóa chất tổng hợp.
Bốn hợp chất oligomers stilbene mới, gnemonol G, H, I và J, đã được phân lập từ chiết xuất acetone của cây Nhíp (Gnetum gnemon), cùng với năm stilbenoid đã biết: E ampelopsin, cis-ampelopsin E, gnetin C, D và E.
Chiết xuất lá khô của cây Nhíp bằng acetone với tỷ lệ 1:1 đã thu được các C-glycosylflavones như isovitexin, vicenin II, isoswertisin, swertisin và swertiajaponin. Chiết xuất bào tử khô bằng ethanol 50% cho ra các hợp chất như C gnetin, gnetin L (stilbenoid mới), gnemonosides A, C và D, cùng với resveratrol. Những hợp chất này có hoạt tính kháng khuẩn và ức chế lipase cũng như α-amylase từ tụy lợn, trong đó gnetin C thể hiện hiệu quả tốt nhất trong số các stilbenoid.
Từ lâu, lá nhíp đã trở thành một phần quan trọng trong bữa ăn của các đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Người S'Tiêng, M'Nông và nhiều cộng đồng khác đã khéo léo chế biến lá nhíp thành những món ăn độc đáo như canh thụt, lẩu lá nhíp, hoặc đơn giản là xào với thịt, nấu canh với cá suối.
Món canh thụt có hương vị đặc trưng nhờ vào sự kết hợp của các loại rau rừng. Đây không phải là món ăn phổ biến hàng ngày, mà thường được chế biến để đãi khách quý. Ít nhất mười loại nguyên liệu được sử dụng, bao gồm tôm, cá, hoặc chim tươi và khô, cùng với các loại rau rừng như củ nén, lá nhíp, ớt và các gia vị khác.
Để nấu canh thụt, người ta thường sử dụng các ống tre, nứa hoặc lồ ô có kích thước vừa phải, giúp giữ lại hương vị mà không bị nứt trong quá trình nấu. Ống có chiều dài khoảng 80 cm đến 1 mét, một đầu được giữ lại làm đáy, trong khi đầu còn lại được cắt mở để cho nguyên liệu vào mà không đậy kín.
Khi nấu, canh thụt được nấu trên lửa nhỏ từ than hồng để đảm bảo nguyên liệu chín đều và không trào ra ngoài. Tất cả các nguyên liệu được cho vào ống, dựng nghiêng trên bếp. Sau khoảng 45 phút đến một giờ, món canh sẽ chín và tỏa hương thơm.
Canh thụt rất ngon khi ăn với cơm, đặc biệt là cùng với cá trê hoặc cá lóc nướng. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận đầy đủ hương vị của núi rừng: Đắng, cay, ngọt và bùi. Những đọt mây thơm, vị đắng nhẹ nơi cổ họng hòa quyện với vị ngọt béo của thịt hoặc cá, cùng với vị bùi của lá nhíp và hương thơm đặc trưng từ lồ ô hay tre, nứa. Tất cả tạo nên một món canh tổng hợp, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và khó quên.
Để có một nồi canh lá nhíp rừng thơm ngon, quý độc giả có thể thực hiện các bước sau:
Rau nhíp từ lâu trở thành một phần quan trọng trong ẩm thực của nhiều vùng miền, chúng còn được coi là đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Với hương vị thơm ngon và dinh dưỡng phong phú, rau nhíp đã trở thành nguyên liệu quý giá trong nhiều món ăn đặc sản, từ canh thụt đến lẩu lá nhíp. Việc bảo tồn và phát triển các món ăn từ rau nhíp không chỉ giúp gìn giữ bản sắc văn hóa ẩm thực mà còn góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe và dinh dưỡng trong cộng đồng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.