Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỡ cá là nguồn cung cấp chất béo được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ được những tác hại của mỡ cá để đề cao cảnh giác nhé! Vậy mỡ từ cá ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào nếu tiêu thụ quá mức? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu.
Chất béo là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Bên cạnh mỡ gia súc, mỡ gia cầm, nhiều người có xu hướng dùng mỡ cá để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng. Đồng thời, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Tuy nhiên, liệu ăn mỡ cá có thực sự tốt như chúng ta vẫn nghĩ hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá về lợi ích cũng như tác hại của mỡ cá trong bài viết dưới đây nhé!
Để có thể xác định được lợi ích và tác hại của mỡ cá, bạn cần nắm được những thành phần dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Có thể nói, mỡ cá là nguồn bổ sung quý giá các chất axit béo, vitamin và dưỡng chất khác, bao gồm:
Ăn mỡ cá thực sự rất tốt nếu sử dụng với liều lượng hợp lý và mỡ cá lấy từ nguồn nguyên liệu uy tín. Nếu không đáp ứng được hai tiêu chí cơ bản này, việc sử dụng mỡ cá lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại của mỡ cá mà bạn không thể bỏ qua:
Tình trạng này thường xuất hiện do người bệnh tiêu thụ mỡ cá không rõ nguồn gốc. Nguyên nhân là do một số loại cá, đặc biệt là các loài cá lớn ở vị trí cao trên chuỗi thức ăn có thể tích tụ nhiều chất độc nguy hiểm trong cơ thể như: Thủy ngân, dioxin hay PCBs,... Nếu tiêu thụ với hàm lượng lớn, người bệnh rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, suy hô hấp, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhiều người bị thừa cân, béo phì rất thích sử dụng mỡ cá vào các chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Họ cho rằng loại thực phẩm này không chỉ tạo ra hương vị thơm ngon, béo ngậy mà còn chứa rất ít chất béo không bão hòa.
Trên thực tế, mặc dù chứa các loại mỡ tốt nhưng mỡ cá vẫn cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ mỡ cá quá nhiều mà không được đốt cháy hàm lượng calo tương ứng thì sẽ mang đến tác dụng ngược lại. Từ đó, bạn không chỉ khó giảm cân mà còn tăng cân nhanh chóng hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải ai cũng thích hợp để sử dụng mỡ cá. Đặc biệt, những người bị dị ứng với hải sản thì sẽ càng có nguy cơ cao dị ứng với mỡ cá. Người bị dị ứng với loại thực phẩm này thì sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: Nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc khó thở,…
Chúng ta đều biết rằng mỡ cá rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những nhóm đối tượng được bác sĩ khuyến cáo là nên hạn chế tiêu thụ mỡ cá. Đó là:
Người mắc bệnh gút không nên ăn mỡ cá nói riêng và hải sản nói chung. Nguyên nhân là do cá, tôm và mỡ cá chứa rất nhiều chất purin. Đây là loại chất làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gút. Bởi vậy, nếu vẫn muốn ăn mỡ cá và hải sản, bạn chỉ nên chọn những loại cá có hàm lượng purin thấp là: Cá ngừ, cá trích. Đồng thời, hạn chế tối đa ăn cá mòi, cá thu,...
Mỡ cá chứa hàm lượng lớn protein chất lượng cao. Lượng protein này chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Vì vậy, việc bổ sung quá nhiều protein đối với những người bị tổn thương nghiêm trọng chức năng gan và thận sẽ làm tăng gánh nặng cho hai cơ quan này.
Axit eicosapentaenoic là loại chất đặc biệt, có rất nhiều trong các loại mỡ cá. Nó có tác dụng ngăn ngừa cholesterol lưu lại trên thành mạch máu. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, bạn cần tránh tiêu thụ quá nhiều vì nó cũng có thể ức chế sự kết tụ tiểu cầu, làm trầm trọng thêm triệu chứng chảy máu.
Mỡ cá là một nguồn dinh dưỡng quý giá nhưng bạn cũng cần hết sức cẩn trọng khi tiêu thụ loại thực phẩm này. Do đó, để hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe, bạn nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng như sau:
Trên đây là lời giải đáp của Nhà thuốc Long Châu cho thắc mắc về lợi ích cũng như tác hại của mỡ cá. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những lưu ý khi bổ sung loại thực phẩm này trong bữa ăn của gia đình nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.