Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm hương là thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể được rất nhiều người ưa chuộng. Thậm chí nấm hương còn được sử dụng như là một loại thảo dược cho nhiều loại bệnh. Vậy tác hại của nấm hương là gì?
Nấm hương là loại nấm ăn được bắt nguồn từ châu Á và nấm hương có lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Bên cạnh những lợi ích thì nấm hương cũng gây cho cơ thể một số tác hại. Vậy "tác hại của nấm hương là gì?" là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm.
Nhắc đến nấm hương thì có lẽ chúng ta đều biết đây là loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, lợi như thế nào thì có lẽ không phải ai cũng biết. Trong nấm hương có rất nhiều khoáng chất như đồng, selen, thiamin, magie, phốt pho, kẽm,...
Theo tính toán của chuyên gia dinh dưỡng thì một bát nấm chứa 15 calo, 0,2g chất béo, 2,2g chất đạm, 2,3g carbohydrate, 0,7g chất xơ và có 1,4g đường.
Nhìn vào thành phần này thì chứng tỏ nấm hương có rất ít calo. Nấm hương lại có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Trong nấm hương có rất nhiều chất chống oxy hóa cùng với vitamin, khoáng chất. Đây là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.
Theo những nhà nghiên cứu thì nấm hương có tác dụng đối với sức khỏe như giảm cân, cải thiện hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp…
Những món ăn từ nấm hương có thể làm giảm cân nếu kết hợp tay đổi lối sống và tập thể dục. Khi ăn nấm hương các chất chống oxy hóa trong loại nấm này giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và những rối loạn chuyển hóa khác.
Ăn nấm hương cũng có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch do tác dụng chống viêm của nấm hương. Nấm hương giúp kích thích các vi mô trong hệ thống miễn dịch, ức chế các tác nhân gây bệnh có khả năng phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Có thể tăng cường hệ thống miễn dịch giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm, HIV/AIDS và nhiều bệnh lý khác. Trong nấm hương có thành phần kali có thể giảm tiêu cực do natri gây ra. Ngoài ra kali còn có thể giúp mạch máu được giảm áp lực hoạt động trơn tru dẫn tới giảm huyết áp.
Trong nấm hương có nhiều chất xơ, protein, chất chống oxy hóa và lại ít calo. Vì vậy khi ăn nấm hương sẽ giảm nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe. Có khả năng làm giảm bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer.
Về vấn đề ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, bệnh tiểu đường, lão hóa, cảm cúm, cảm lạnh, xơ vữa động mạch, huyết áp cao cần thêm bằng chứng khoa học để đánh giá hiệu quả của nấm hương.
Như đã phân tích ở trên, nấm hương có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng thì cũng có những tác hại đối với cơ thể như tăng bạch cầu, tiêu chảy, dị ứng…
Thông thường nấm hương khá an toàn với mọi người. Tuy nhiên, loại nấm này cũng có thể gây ra một số vấn để cho hệ tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Điều này xảy ra trong trường hợp ăn quá nhiều nấm hương. Vì vậy bạn nên ăn nấm hương ở mức độ vừa phải để hạn chế xảy ra tình trạng trên.
Tăng bạch cầu chính là một tác hại khi bạn ăn nấm hương. Theo một nghiên cứu cho rằng ăn 4g nấm hương mỗi ngày trong vòng 10 tuần có thể làm tăng bạch cầu toan tính, là tình trạng gia tăng bất thường về số lượng bạch cầu, có thể liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa đường ruột khi ăn nấm hương.
Nấm hương có thể gây viêm mũi dị ứng, da hoặc phổi đối với một số người. Có thể xảy ra tình trạng sưng đỏ mặt, phát ban, nhịp tim tăng lên và khó thở…
Khi ăn nấm hương có bất cứ hiện tượng nào như kể trên cần theo dõi hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc. Đây là những hiện tượng dị ứng của nấm hương đồng thời cũng có thể gây ra tình trạng viêm. Những tổn thương da liên quan đến nấm hương sẽ nặng hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Chúng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu thậm chí suy nhược cơ thể. Những dấu hiệu dị ứng này không đe dọa tính mạng nhưng bạn cũng nên để ý tới vấn đề dị ứng.
Xảy ra hiện tượng này là trong nấm hương có chất lentinan, đây là chất được cho là làm các mạch máu trong cơ thể giãn nở và rò rỉ một lượng nhỏ các hợp chất gây kích ứng ngay bên dưới da. Lentinan bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên khi nấu chín sẽ không còn, nếu như ăn sống hoặc chưa chín có thể xảy ra hiện tượng phản ứng này.
Khi ăn nấm hương có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc do một số nguyên nhân như trong quá trình trồng hoặc chế biến gây ra…
Nếu khi trồng nấm mà nguồn nước bị nhiễm bệnh trong quá trình nấm đang phát triển thì vi khuẩn salmonella và E. coli có thể gây bệnh cho những người sử dụng. Đa phần khi bị ngộ độc sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn và sốt. Để phòng trường hợp này cần rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Có thể bị ngộ độc do quá trình chế biến. Có thể do quá trình đóng gói vì khi đóng gói không làm lạnh dẫn tới bị nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum.
Thông thường nấm được đóng gói trong trong bao bì có lỗ thông thoáng để không khí lưu thông. Cách bảo quản như vậy bạn có thể để trong tủ lạnh được tối đa 5 ngày. Khi nấu nấm hương phải nấu chín vì chưa chín có thể gây độc tố cho cơ thể. Như vậy có thể nói bên cạnh những lợi ích cho cơ thể thì tác hại của nấm hương cũng có nếu không biết cách sử dụng. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn cần lưu ý những điều trên nhé!
Nhiều người nghĩ món nào có nhiều chất dinh dưỡng cứ ăn thật nhiều vào “không bổ dọc cũng bổ ngang”. Đó là một quan niệm sai lầm. Đối với nấm hương có cả mặt tốt và mặt xấu nếu không biết sử dụng đúng cách. Vậy ăn nhiều nấm hương có tốt không? Mỗi người sẽ có liều lượng khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe… Chưa có thông tin cụ thể về liều lượng sử dụng nấm hương thích hợp. Tuy nhiên, dù là thực phẩm tốt đi chăng nữa thì cũng chỉ nên ăn ở mức vừa phải thì sẽ tốt cho sức khỏe.
Như vậy bạn đã biết ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe thì cũng có một số tác hại của nấm hương. Vì vậy khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn biết cách ăn nấm hương phù hợp.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...