Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trồng răng implant là phương pháp điều trị thành công nhất cho tình trạng mất răng, vậy bạn có biết tác hại của việc trồng răng implant không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về ưu - nhược điểm của của việc trồng răng implant và ai là đối tượng hưởng lợi từ thủ thuật này qua bài viết dưới đây.
Tình trạng mất răng ở người già và trung niên vẫn khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Trồng răng implant đã trở thành một lựa chọn điều trị ngày càng phổ biến để thay thế răng đã mất. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích về vật liệu cấy ghép implant và tác hại của việc trồng răng implant.
Trồng răng implant là một trong những phương pháp điều trị thay thế răng đã mất. Việc sử dụng chúng trong điều trị mất răng toàn bộ và một phần đã trở thành một phương thức điều trị không thể thiếu trong nha khoa.
Trồng răng implant cấu thành từ 2 bộ phận chính quan trọng là trụ implant và răng giả. Để răng giả có thể giữ nguyên vị trí cấy ghép thì cần có trụ implant cắm vào nướu. Trụ implant được cấy vào các mô miệng bên dưới niêm mạc và/hoặc màng xương và/hoặc bên trong hoặc qua xương để cung cấp khả năng giữ và hỗ trợ cho một bộ phận giả răng cố định hoặc tháo lắp. Vật liệu để làm trụ là một cấu trúc được làm bằng vật liệu tự sinh (alloplastic), vật liệu dị sinh (titan,...). Trong đó, titan có lịch sử lâu đời là vật liệu tiên phong trong sản xuất implant nha khoa, nhưng dễ bị mài mòn và tích tụ vi khuẩn, là nguyên chính gây ra nhiễm trùng tại vị trí cấp ghép trụ implant. Ngày này, xương tự thân được coi là tiêu chuẩn vàng vì đặc tính nổi trội bao gồm dẫn xương, cảm ứng xương và tạo xương từ đó thúc đẩy quá trình hình thành xương. Vật liệu alloplastic có nguồn gốc từ hydroxyapatite là chất khoáng hóa chính của mô xương, cho nên nó có tính tương thích sinh học đối với sự di chuyển của các tế bào tạo xương và có khả năng dẫn xương khi được ghép vào chỗ khuyết.
Thay vì điều trị bằng răng giả thông thường, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người lựa chọn cấy ghép răng. Nguyên nhân là do trồng răng implant giúp duy trì chức năng của răng, giọng nói, tăng thẩm mỹ vùng mặt và sức khỏe bình thường cho bệnh nhân. Trồng răng implant có nhiều ưu điểm vượt trội so với hàm răng giả cố định bán phần thông thường hay việc mất răng, bao gồm:
Tuy nhiên, những người đang có bệnh cấp tính, mức độ khiếm khuyết hoặc dị thường, bệnh chuyển hóa không kiểm soát được, nhiễm trùng xương hoặc mô mềm thì tuyệt đối không được thực hiện thủ thuật này. Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn tâm thần kinh như động kinh, tâm thần phân liệt, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer,... có thể gặp khó khăn trong việc hiểu, nhớ và làm theo lời khuyên chăm sóc y tế hoặc bị tiểu đường, loãng xương, HIV, AIDS, tăng huyết áp, bệnh về hệ thống miễn dịch, bệnh mạch vành,... sẽ làm tăng tác hại của việc trồng răng implant như xuất huyết, nhiễm trùng,... Cho nên, bạn và nha sĩ của bạn phải rất cẩn thận và đánh giá kỹ lưỡng trước phẫu thuật cấy ghép implant là rất quan trọng.
Chi phí trồng răng implant không hề nhỏ, tùy vào nguồn gốc và chất lượng vật liệu cấy ghép mà sẽ có giá dao động từ vài triệu - chục triệu cho một chiếc răng. Bạn phải hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật để tránh nhiễm trùng và tốn thêm một khoảng tiền vào việc chăm sóc sau phẫu thuật này.
Tùy vào tình trạng mất răng của bệnh nhân mà thời gian cấy ghép sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa nhổ bỏ răng cũ, thì phải mất 3 - 6 tháng để nhổ bỏ và lành vết thương, sau đó mới tiến hành cấy implant. Sau khi cắm trụ implant, bạn có thể cảm thấy đau nhức vùng khoang miệng kéo dài trong một tuần và phải mất ít nhất 3 - 6 tháng vết thương lành. Sau đó mới tiến hành lắp răng giả vào trụ implant.
Trong thời gian này, việc ăn uống cũng bị ảnh hưởng. Bạn có thể không ăn được thức ăn dai, cứng tùy vào vị trí làm răng, hay sẽ cảm thấy đau xót khi ăn thức ăn nước uống có vị chua, cay,...
Tác hại của việc trồng răng implant xảy ra nhiều nhất là nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép. Bề mặt trụ implant là nơi thích hợp cho vi khuẩn bám dính và tích tụ khi cấy ghép vào khoang miệng. Khi vi khuẩn tích tụ quanh bề mặt cấy ghép được coi là yếu tố căn nguyên chính gây ra viêm niêm mạc quanh vị trí cấy ghép, nếu không phát hiện có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Có nhiều nguyên nhân gây viêm niêm mạc quanh implant, tùy thuộc vào loại mô cấy được sử dụng và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân như vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, tiểu đường, tiền sử bệnh nha chu và mất mô cấy trước đó.
Vì đây là một cuộc phẫu thuật cho nên sẽ có nhiều tác hại của việc trồng răng implant, biến chứng và vấn đề khác nhau có thể gặp phải trong quá trình thực hiện và sau phẫu thuật bao gồm:
Trồng răng implant là một phương pháp nha khoa tự chọn trong điều trị phục hồi chức năng răng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm trùng sau cấy ghép nha khoa là điều đáng lo ngại khi ngày một tăng, gây ra tình trạng viêm ở các mô xung quanh, tiêu xương. Cho nên, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những địa vị nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật này, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.