Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao ngủ nhiều lại đau đầu?

Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ

Hầu hết chúng ta đều biết việc thiếu ngủ có thể gây đau đầu nhưng ngủ nhiều cũng gây đau đầu sẽ khiến nhiều người có hiểu. Vậy tại sao ngủ nhiều lại đau đầu? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này!

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Có những cơn đau đầu ập đến khi mới ngủ dậy mang đến cho chúng ta cảm giác không mấy khó chịu. Có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy đau đầu sau giấc ngủ. Một trong số đó là ngủ quá nhiều. Bạn có biết tại sao ngủ nhiều lại đau đầu không?

Ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là nhiều?

Không có một con số chính xác về khoảng thời gian mà mỗi chúng ta cần dành cho việc ngủ để phục hồi và tái tạo năng lượng. Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi tác, mức độ vận động, tính chất công việc, tình trạng sức khỏe, trạng thái tinh thần,… Những yếu tố này thay đổi thường xuyên ở các thời điểm khác nhau trong đời. Vì vậy, nhu cầu của giấc ngủ của mỗi người cũng không giống nhau vào từng giai đoạn và thời điểm.

tai-sao-ngu-nhieu-lai-dau-dau-1.jpg
Thời gian cần thiết cho giấc ngủ của mỗi độ tuổi sẽ khác nhau

Vậy trung bình, chúng ta ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Trẻ mới sinh có thể cần ngủ đến 20 giờ mỗi ngày. Thanh thiếu niên cần ngủ 8 - 10 giờ mỗi ngày mới đủ. Ở người trưởng thành dưới 60 tuổi, thời gian ngủ được khuyến cáo nên từ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Người trên 60 tuổi có thể cần ngủ 7 - 8 giờ mỗi ngày. 

Con số này có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy từng trường hợp cụ thể, miễn sao cơ thể họ ở trạng thái khỏe mạnh, cảm thấy thoải mái nhất sau mỗi giấc ngủ đủ dài. Thông thường, một người nếu ngủ nhiều hơn mức trung bình trên đây khoảng 2 tiếng trở lên sẽ được cho là ngủ nhiều.

Tại sao ngủ nhiều lại đau đầu?

Thiếu ngủ khiến bộ não không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến tình trạng đau đầu là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, có những người ngủ nhiều cũng đau đầu. Vậy tại sao ngủ nhiều lại đau đầu?

Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh

Nếu chúng ta ngủ quá nhiều, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ bị đảo lộn. Một trong số những chất dẫn truyền thần kinh phân bố rộng khắp cơ thể và tham gia vào chức năng của não là Serotonin. Chất này đảm bảo nhịp sinh học và giấc ngủ của con người để năng lượng được tái tạo trong lúc chúng ta đang nghỉ ngơi. Serotonin cũng liên quan đến các trạng thái tinh thần tiêu cực như trầm cảm, bệnh lo âu. Nếu Serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh bị rối loạn và đảo lộn, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng khiến chúng ta ngủ nhiều nhưng vẫn đau đầu.

Một số bằng chứng khoa học chứng minh việc ngủ quá nhiều sẽ khiến các động mạch trong đầu mở rộng và tăng nguy cơ bị viêm. Đau đầu trong trường hợp này là cảm giác đau dữ dội và có thể kèm triệu chứng buồn nôn.

Cơ thể bị đói và mất nước nhẹ

Khi thời gian ngủ quá dài, cơ thể sẽ bị đói và mất nước nhẹ. Lý do là một phần của não sử dụng oxy và glucose trong lúc ngủ còn nhiều hơn cả lúc thức. Khi thời gian ngủ quá dài, chúng ta không ăn uống đúng giờ dẫn đến hạ đường huyết.

Hạ đường huyết cũng có khả năng gây chứng đau nửa đầu. Nếu ngủ nướng, cơ thể còn có thể thiếu nước, khiến bạn đau đầu khi thức dậy.

Trong trường hợp này, bạn sẽ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng thái dương. Một số triệu chứng đi kèm có thể là tăng nhịp tim, mờ mắt, hồi hộp, mệt mỏi, đầu óc không minh mẫn và đặc biệt là cảm giác thèm tinh bột. Nhiều người cho biết họ thèm chất bột đường trước khi cơn đau đầu ập đến. Ngoài ra, cơ thể thiếu nước cũng sẽ dẫn đến ngủ dậy bị đau đầu.

tai-sao-ngu-nhieu-lai-dau-dau-2.jpg
Ngủ nhiều vẫn đau đầu có thể giải thích bằng cơ sở khoa học

Một số nguyên nhân khác gây đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng

Tại sao ngủ nhiều lại đau đầu đến đây bạn đã có câu trả lời. Nhưng trong nhiều trường hợp, dù đau đầu sau khi ngủ nhiều nhưng nguyên nhân lại đến từ lý do khác. Cụ thể là:

Nhiều người ngay cả khi không ngủ nhiều nhưng lúc thức dậy vẫn thấy đau đầu. Đó là vì cơ thể tiết ra nhiều Adrenaline sau giấc ngủ. Đây là chất có thể ảnh hưởng đến huyết áp và sự giãn nở của mạch máu, trong đó có cả mạch máu não nên dẫn đến đau đầu.

Theo các nhà khoa học, từ 4 đến 8 giờ sáng là thời điểm cơ thể tiết ra các chất giảm đau tự nhiên gồm Endorphins và Enkephalins ở mức thấp nhất trong ngày. Vì vậy, chúng ta thường dễ cảm thấy đau đầu, đau nửa đầu hay đau từ đỉnh đầu xuống hai bên. Có khi cơn đau còn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt.

Uống quá nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê vào thời điểm trước khi ngủ. Các chất kích thích này khiến cơ thể mất nước, giảm lượng máu lên não, ức chế các tế bào thần kinh khiến đầu đau dữ dội khi thức dậy. Các chất này cũng khiến bạn khó ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc, đang ngủ tỉnh giấc,… nên đau đầu sau khi ngủ là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Phòng ngủ quá sáng cũng là lý do gây ra cảm giác đau đầu sau khi ngủ. Bóng tối giúp cơ thể sản xuất nhiều melatonin giúp chúng ta ngủ ngon. Đây là lý do có nhiều loại Viên uống Melatonin giúp ngủ ngon trên thị trường. Ánh sáng sẽ ức chế sản sinh melatonin khiến chúng ta khó ngủ, ngủ không ngon, dễ bị đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy.

Các bệnh lý như thiếu máu não, chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể là thủ phạm gây đau đầu. Thiếu máu não đi kèm triệu chứng ù tai, nghe kém, mờ mắt. Ngưng thở khi ngủ đi kèm triệu chứng ngủ ngáy, mệt mỏi, buồn ngủ sau khi thức dậy.

Ngoài những nguyên nhân trên, nằm ngủ với gối quá cao, căng thẳng tinh thần,... cũng là lý do khiến chúng ta bị đau đầu sau khi ngủ dậy, bất kể ngủ ít hay ngủ nhiều.

tai-sao-ngu-nhieu-lai-dau-dau-3.jpg
Đau đầu sau khi ngủ dậy còn vì nhiều nguyên nhân khác

Cần làm gì để tránh ngủ nhiều bị đau đầu?

Ngoài ngủ nhiều, còn những nguyên nhân nào gây đau đầu khi thức dậy. Nếu xác định được nguyên nhân gây đau đầu do giấc ngủ quá dài, bạn nên điều chỉnh lại. Với người trưởng thành, mỗi ngày ngủ đủ 7 - 8 tiếng là hợp lý. Giấc ngủ buổi trưa có thể kéo dài khoảng 30 phút. Khi ngủ, chúng ta nên nằm gối có độ cao vừa phải, không gian yên tĩnh ít ánh sáng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi xem tình trạng đau đầu có tái diễn thường xuyên không? Nếu đã điều chỉnh thời gian ngủ nhưng vẫn thấy đau đầu sau khi thức dậy, bạn cần xem xét các lý do khác. Đau đầu lặp lại thường xuyên và có xu hướng gia tăng về mức độ, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân.

Đôi khi, một bệnh lý hoặc do một vấn đề sức khỏe nào đó gây ra triệu chứng thèm ngủ, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và đau đầu khi thức dậy. Triệu chứng này khiến chúng ta lầm tưởng đau đầu do ngủ nhiều và chủ quan bỏ qua khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ.

Tuy rằng bạn có thể tự kiểm soát được cơn đau đầu vào buổi sáng nếu chúng liên quan đến những nguyên nhân như mất nước hoặc mất nước. Nhưng đôi khi bạn cần lưu ý rằng, tình trạng đau đầu cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải những triệu chứng sau:

  • Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội;
  • Bị đau đầu sau khi gặp chấn thương ở đầu;
  • Đau nhức đầu tái phát, đặc biệt nếu điều này mới xảy ra đối với bạn;
  • Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như suy nhược, lú lẫn, các vấn đề về thị lực, mất ý thức hoặc khó thở.

Khi đã biết tại sao ngủ nhiều lại đau đầu, hãy điều chỉnh giờ ngủ của mình và theo dõi thường xuyên bạn nhé! Tình trạng đau đầu vẫn tiếp diễn, bạn cần đi khám sức khỏe sớm để tìm ra nguyên nhân.

Xem thêm: Gợi ý cách hết nhức đầu ngay lập tức đơn giản và hiệu quả cao

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin